ClockThứ Tư, 18/03/2020 16:27

Cải thiện chất lượng giáo dục thường xuyên

TTH - 62% học sinh đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2018-2019 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)– Giáo dục thường xuyên (GDTX) TP. Huế cũng là con số đáng lo ngại. Đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ các em nhằm nâng cao chất lượng dạy và học…

Dịch Covid-19: Bộ Giáo dục lưu ý quan trọng về ôn tập kỳ thi THPT quốc giaHệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giới

Học sinh Trung tâm GDNN - GDTX TP. Huế trong ngày khai giảng. Ảnh: Nhật Tân

Xu hướng của nhiều trường học là có sự định hướng, phân luồng cho học sinh mỗi khi thấy sức của các em không kham nổi vào các trường công lập. Nhiều  học sinh chọn phương án vừa học nghề, vừa học bổ túc văn hóa để sau 3 năm cùng 1 lúc nhận được hai tấm bằng, lại có công ăn việc làm ổn định.

Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế được xem là đơn vị tuyển sinh tốt, nhưng toàn trường chỉ có khoảng 200 học sinh ở cả ba khối. Nhiều năm qua, trung tâm đối mặt với nhiều khó khăn như chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp so với mặt bằng chung. Đa số học viên có hoàn cảnh khó khăn, vừa học vừa làm nên điều kiện học tập còn hạn chế. Học viên đa dạng về tuổi tác, đủ các thành phần trong xã hội nên  động lực học tập chưa cao. Tình trạng học sinh đi học không đều đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trung tâm.

Từ năm 2015, học sinh Trung tâm GDNN-GDTX tham gia kỳ thi THPT Quốc gia cùng với hệ công lập, đề thi giống nhau và được cấp bằng giống như học sinh phổ thông. Các em đều học chương trình sách giáo khoa phổ thông. Thế nên “đầu ra” của học viên trung tâm GDTX bình đẳng với học sinh phổ thông. Thầy giáo Trương Công Bình, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX TP. Huế, cho hay: Năm học 2018 -2019, tỷ lệ học sinh  khá giỏi của trung tâm đạt 36,9%;  tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia 62% và có 14/41 em đậu đại học và cao đẳng. Thực tế cho thấy, trình độ học viên còn hạn chế, ý thức học tập chưa cao nên chất lượng các môn văn hóa vẫn còn thấp. Giáo viên khá vất vả khi đổi mới phương pháp giảng dạy mới truyền thụ kiến thức cho các em theo kiểu kèm cặp.

Để nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2019-2020, mỗi môn học, giáo viên đều cho học viên học thêm 1-2 tiết/tuần để củng cố kiến thức. Đối với những học viên có học lực yếu, Trung tâm đã phân nhóm giao học viên khá kèm cặp dưới sự tư vấn, hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Các lớp đều triển khai dạy tăng tiết, phụ đạo cho học viên lớp 12; thường xuyên cho học viên thực hành giải đề thi, bài tập, rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Phương thức kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới. Trung tâm đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với học viên khối 12 ở 7 môn theo đề chung của Sở GD-ĐT, trên cơ sở đó có biện pháp đầu tư, nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong những ngày học sinh nghỉ học do dịch COVID – 19, giáo viên bộ môn tăng cường ra bài tập, sửa bài để củng cố kiến thức cho học sinh, hạn chế tình trạng uể oải sau khi đi học trở lại.

Cũng theo ông Trương Công Bình, muốn nâng cao chất lượng dạy học, trước hết phải thay đổi nhận thức của học viên. Do vậy, các hoạt động dạy học trên lớp không nên gò bó mà cần tăng cường các hoạt động ngoài giờ, lồng ghép chương trình giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em. Đồng thời, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực để thu hút học sinh.

Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top