Thế giới

Hệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giới

ClockThứ Năm, 05/12/2019 15:18
TTH.VN - Theo báo cáo mới nhất được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công bố ngày 5/12 cho biết, chương trình giáo dục cho người trưởng thành ở Đức là một trong những chương trình tốt nhất thế giới.

Giáo hoàng Francis kêu gọi hành động để bảo vệ phụ nữ, trẻ emLHQ: Giáo dục chất lượng là “trụ cột thiết yếu” để đạt mục tiêu phát triển bền vữngIran cảnh báo rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhânĐức: Xả súng phát trực tiếp trên mạng xã hội Twitch, 2 người thiệt mạngChâu Á có thể hưởng lợi khi tận dụng công nghệ vào giáo dục và đào tạo nghề

Đức được coi là nơi có hệ thống giáo dục cho người trưởng thành thuộc hàng tốt nhất trên thế giới. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Trong đó, UNESCO chỉ ra rằng cả chất lượng và vấn đề học phí của hệ thống giáo dục cho người trưởng thành của Đức đều đặc biệt tốt.

Cụ thể, chính phủ Đức đầu tư hơn 4% ngân sách giáo dục vào hệ thống giáo dục cho người trưởng thành. Số liệu ghi nhận được coi là cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, khi các nước chỉ đầu tư 0,5% ngân sách giáo dục cho hệ thống giáo dục này.

“Chúng tôi đã đạt được rất nhiều thứ ở Đức. Tuy nhiên trong bối cảnh yêu cầu nơi làm việc liên tục thay đổi, việc học tập suốt đời sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Trong tương lai, cần phải đầu tư nhiều hơn vào giáo dục”, Maria Bohmer thuộc Ủy ban UNESCO tại Đức nhận định.

Trong một thông tin có liên quan, UNESCO cảnh báo hiện trên toàn thế giới, mức đầu tư vào giáo dục cho người trưởng thành ngày càng giảm sút nghiêm trọng và có rất ít người trưởng thành được tiếp cận với giáo dục. Ngoài ra, 1/5 trong số tất cả các nước trên thế giới dành ít hơn 0,5% ngân sách giáo dục của mình để đầu tư cho giáo dục cho người trưởng thành. Bên cạnh đó, hơn 14% các quốc gia đầu tư ít hơn 1%. Đức là 1 trong số 19% các nước trên thế giới đầu tư hơn 4% ngân sách giáo dục của quốc gia cho lĩnh vực giáo dục này. Cũng theo UNESCO, mặc dù có nhiều tiến bộ trong giáo dục nghề nghiệp, song vẫn còn một khoảng trống lớn trong giáo dục chính trị cần phải được lấp đầy.

Trong báo cáo của UNESCO, người già, người khuyết tật, người tị nạn hoặc người di cư phải đối mặt với những rào cản lớn nhất để tiếp cận hoặc tiếp tục con đường học vấn khi đến tuổi trưởng thành.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top