ClockThứ Bảy, 11/08/2018 12:08

Cô giáo có tấm lòng sẻ chia

TTH - Chuyển công tác về Trường tiểu học Phong Thu (huyện Phong Điền) từ đầu năm 2017, bằng tấm lòng sẻ chia, cô giáo Nguyễn Thị Bé đã giúp đỡ nhiều học sinh nghèo nơi đây tìm được nguồn hỗ trợ để yên tâm đến trường.

Mẫu mực và tận tụy

Tìm kiếm địa chỉ để kêu gọi giúp đỡ học sinh là công việc được cô Bé quan tâm sau công tác chuyên môn

Ông Nguyễn Văn Tiến, 70 tuổi, ở thôn Trạch Hữu, là ông nội của em Nguyễn Văn Khánh Hưng, học sinh lớp 4/1 xúc động kể: “Cách đây 3 năm, con trai chết, hơn nửa năm sau thì con dâu bỏ đi để cháu nhỏ lại. Vợ chồng già gắng lắm cũng bữa đói bữa no, làm răng nghĩ nhiều đến tương lai của cháu. Nhờ cô Bé kêu gọi tài trợ, cháu đã mấy lần được nhận quà. Cô còn thường xuyên đến nhà động viên an ủi nên vợ chồng tui có thêm nghị lực”.

Đến với môi trường công tác mới, tỷ lệ học sinh là con em hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn luôn dao động từ 15 đến 20% trên tổng số học sinh toàn trường, khiến cô Bé không khỏi xao lòng. Lớp đầu tiên cô nhận chủ nhiệm ở Trường TH Phong Thu là lớp 3/2, có 7/25 học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhiều em phải sống với ông bà. Trước hoàn cảnh đó, cô Bé nhận thấy cần phải làm điều gì đó cho học sinh của mình. Đầu tiên, cô tìm đến người thân, bạn bè xin từng tấm áo, chiếc quần, đôi dép cũ, quyển sách, tập vở mang về nhà hết sửa sang, rồi bao bọc để phân phát cho các em. Thông qua các nguồn thông tin, cô tìm cách liên lạc với các tổ chức, cá nhân tìm nguồn hỗ trợ cho học sinh.

Dịp Tết Nguyên đán năm 2018, Ban Liên lạc đồng hương xã Phong Thu ở TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó ở Trường TH Phong Thu đợt 1 gồm 13 phần quà với tổng trị giá 2 triệu đồng (200.000 đồng/phần); kết thúc năm học vừa rồi, hội này hỗ trợ đợt 2 với số tiền tương đương cùng lời hứa sẽ tiếp tục kêu gọi bà con Phong Thu làm ăn xa thành đạt đóng góp để có nguồn hỗ trợ thường xuyên cho trường. Anh Nguyễn Văn Nam, Phó hội trưởng Hội đồng hương Phong Thu ở TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Sau khi nhận điện thoại của cô Bé, chúng tôi nắm được tình hình quê hương, giúp được các cháu bà con ai cũng vui”.

Hôm chúng tôi đến Trường TH Phong Thu là lúc cô Bé đang liên lạc với Quỹ Sen xanh của Báo Thừa Thiên Huế để tìm nguồn hỗ trợ cho những học sinh đang có nguy cơ bỏ học. Thầy giáo Nguyễn Ly, Hiệu trưởng nhà trường, giải thích: “Tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho học sinh nghèo là công việc thứ hai được cô Bé tập trung công sức để làm sau khi hoàn thành công tác chuyên môn. Trong danh bạ điện thoại của cô luôn lưu hàng chục số điện thoại của những địa chỉ đỏ”.

Tuy không phải ở đâu cũng nhận giúp đỡ, nhưng với cách làm đó, không chỉ nhiều học sinh nghèo của Trường TH Phong Thu nhận được những món quà ý nghĩa của các tổ chức cá nhân vào dịp tết và đầu năm học mới mà đến nay 32 học sinh của trường đã được tổ chức nhân đạo Hoa Hướng Dương (Việt kiều Mỹ) nhận hỗ trợ dài hạn mỗi năm 800.000đồng/1 học sinh với điều kiện kết quả học tập của các em phải đạt hoàn thành tốt nội dung các môn học trở lên.

Cô Bé chia sẻ: “Để có nguồn hỗ trợ cho học sinh, không ít lần tôi bị các đơn vị, cá nhân hoài nghi, nhưng không vì thế mà nản chí, tôi luôn bắt đầu từ việc vận động trong gia đình, sau đó đến đồng nghiệp... cứ thế rồi tìm kiếm những cơ quan, doanh nghiệp các nhà hảo tâm, các đài báo để hỗ trợ cho các cháu có cơ hội đến trường”.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối - sẻ chia

Để những tấm lòng thơm thảo có thể đến với những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, rất cần có sự kết nối nghĩa tình.

Kết nối - sẻ chia
Sẻ chia vì cộng đồng

Thông qua các phong trào, hoạt động ý nghĩa được triển khai đều đặn hàng tuần, hàng tháng cũng như định kỳ các ngày lễ kỷ niệm, TP. Huế đã huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần lan tỏa yêu thương và sẻ chia vì cộng đồng.

Sẻ chia vì cộng đồng
Ấm áp từ sự sẻ chia

Những “Mái ấm Công đoàn” khang trang được các cấp công đoàn trao tặng không chỉ giúp đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) ổn định nơi ở, mà còn tạo nền tảng vững chắc để họ “an cư lạc nghiệp”, yên tâm lao động, vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ấm áp từ sự sẻ chia
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu

TIN MỚI

Return to top