ClockChủ Nhật, 09/08/2020 10:53

Con vào trường thi, cha mẹ lo trăm bề

TTH.VN - “Chưa khi nào kỳ thi năm nay phải đối mặt với nhiều thách thức như thế. Nhìn con vào trong phòng thi, nghe tiếng trống báo hiệu giờ làm bài rồi mà lòng mình vẫn không yên”, chị Nguyễn Thu Thủy, phụ huynh một sĩ tử dự thi tại hội đồng thi Trường THPT Hai Bà Trưng, nói với giọng suy tư.

Hơn 12.000 thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2020Thí sinh nên “bỏ túi” lưu ý này khi dự thi tốt nghiệp THPTSẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 an toàn, nghiêm túcKiềm chế, kiểm soát mức độ lây nhiễm ở mức thấp nhất

Một phụ huynh đeo khẩu trang kín mít ngồi bên ngoài trường thi chờ con

Cũng như chị Thủy, nhiều phụ huynh khác cùng chung tâm trạng. Có lẽ đây là kỳ thi lịch sử, có một không hai. Một năm học rất nhiều xáo trộn và đến thời điểm thi cũng là lúc dịch COVID-19 tái bùng phát lần 2.

Từ sáng sớm 9/8, buổi đầu tiên các thí sinh bắt đầu với môn thi Ngữ văn, nhiều phụ huynh đứng ở bên ngoài hóng vào bên trong các điểm thi. Ánh nhìn xa xăm với lớp khẩu trang che kín mít, các phụ huynh dù ở bên ngoài nhưng cũng đứng giãn cách, hạn chế trò chuyện với nhau. “Nhà mình gần đây, định về chút rồi quay lại đón con, nhưng không đành. Cứ nghĩ con ngồi trong phòng thi mà lòng mình không khỏi lo”, chị Thủy tâm sự và nói sẽ chờ con như thế trong suốt những ngày thi tiếp theo.

Dọc theo các điểm thi, rất nhiều phụ huynh nán lại dưới những gốc cây có bóng mát đứng chờ con. Ai cũng bảo rằng, đây là kỳ thi lịch sử mà ngay thế hệ họ từng trải qua cũng chưa bao giờ nghĩ tới. Một năm học phải nghỉ học, học trực tuyến, rồi tự ôn bài trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát.

Đến thời điểm này, khi người con gái của mình nói rằng tự tin, nhưng anh Nguyễn Trí – phụ huynh một sĩ tử tại điểm thi Trường THPT Phan Đăng Lưu, vẫn rưng rưng vì thương con. “Nghĩ tới cảnh mấy bữa nay phải ở trong nhà, ôn bài liên tục, không đi đâu. Rồi khi đến trường thi phải đeo khẩu trang kín mít, trong ba lô luôn có nước sát khuẩn tay để phòng dịch COVID-19 thôi cũng rớt nước mắt”, anh Trí chia sẻ.

Theo anh Trí, dù con nói mình tự tin, nhưng với bậc làm cha làm mẹ mình cũng không thể yên lòng. Con lo một, cha mẹ lo mười. Chỉ cầu mong, thời gian này qua nhanh, các con làm bài tốt và sức khỏe an toàn.

Một thí sinh đeo khẩu trang ở Hội đồng thi Trường THPT Quốc Học

Khác với mọi kỳ thi về trước, đây là kỳ thi “chưa từng có”, ngoài việc nghe phổ biến quy chế, các sĩ tử còn nghe giám thị dặn thí sinh đảm bảo quy tắc chống dịch. Kiên nhẫn đứng đợi con đến hết giờ làm bài ở hội đồng thi Trường THPT Đặng Huy Trứ (Hương Trà), chị Hồ Thị Thu nói: “Đứng đây để mong con vừa ra khỏi cổng là thấy tui ngay”. Đó như là nguồn động viên, tiếp sức mạnh của người mẹ dành cho con. Chị Thu bảo, đưa con đi thi tốt nghiệp THPT, cả mẹ con ai cũng lo lắng.

Khi được hỏi về kỳ thi, nhiều phụ huynh nói rằng trước sau gì cũng thi nên muốn kỳ thi này diễn ra. Bởi lẽ các con đã mất 12 năm ăn học, ôn luyện vất vả trong nhiều tháng qua. “Nó còn giải tỏa được thời gian tâm lý và lo lắng cho mấy cháu. Quan trọng hơn, mọi sự chuẩn bị cho kỳ thi của các ngành trên địa bàn tỉnh chúng ta rất tốt nên phụ huynh rất an tâm”, một phụ huynh ở hội đồng thi Trường THPT chuyên Quốc Học lý giải.

Để chuẩn bị cho các con, nhiều phụ huynh trong lúc chờ đã chuẩn bị nước, quạt, thậm chí có người còn kẹp theo áo mưa… giữa cái nắng oi mùa hè vì lo lắng có mưa giông. Ánh mắt của họ trầm ngâm, thi thoảng đi lui đi tới, đưa đồng hồ lên để xem giờ, rồi lại trầm ngâm. Chưa khi nào thời gian này căng thẳng với họ như thế.

Em dự đoán trúng đề cho chị đi thi

Đó là câu chuyện được chị Hồ Thị Hạnh Tiên, một phụ huynh ở TP. Huế có con dự thi Tốt nghiệp THPT năm nay chia sẻ trên mạng xã hội. Chị Tiên kể rằng, hai người con gái chị, một đang học lớp 7 và một học dự thi Tốt nghiệp THPT năm nay.

Cô em thường xuyên tâm sự và nói chuyện học hành với chị gái. Trước khi chị gái đi thi, cô em “nguyện cầu” đề thi Ngữ văn sẽ liên quan đến bài thơ “Đất nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm, chứ không ra bài “Sóng” của Xuân Quỳnh.

Chị Tiên nghe xong, ngạc nhiên hỏi vì sao con nghĩ thế? cô con gái nhỏ trả lời: “Con nghĩ ra “Đất nước” vì đang dịch COVID-19, mọi người đang lo cho đất nước… Bài “Sóng” lúc ni không hợp”. Đúng như dự đoán của cô em gái, đề thi Ngữ văn năm nay ở phần làm văn đã ra phần phân tích tư tưởng trong đoạn thơ “Đất nước”.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con

Con vào lớp 1, học bán trú ở trường nên điều tôi lo lắng nhất là việc con ăn, ngủ vào buổi trưa ở trường như thế nào. Chất lượng bữa ăn có đảm bảo không. Bởi không như mầm non, con có thể đi muộn về sớm, rồi một ngày ngoài bữa ăn chính có nhiều cữ ăn phụ nên không lo con đói... Lên tiểu học, con phải xác định việc học là chính, nên muốn học tốt thì con phải ăn no, ngủ đủ giấc. Có lẽ đây cũng là lo lắng chung của phần lớn phụ huynh chứ không riêng gì bản thân tôi.

Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con
Phụ huynh nên cùng giám sát bữa ăn bán trú

Mới đây, phụ huynh phản ánh trên Hue-S một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế tổ chức bữa ăn bán trú với giá 25.000 đồng/em nhưng thức ăn rất ít, không đủ chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn bán trú không đảm bảo khiến nhiều người lo ngại về quy trình giám sát chất lượng bữa ăn học đường.

Phụ huynh nên cùng giám sát bữa ăn bán trú
Đón con tan học, cần lắm ý thức của phụ huynh

Lộn xộn, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, mất an toàn cho học sinh... đó là những vấn đề vẫn đang diễn ra tại cổng trường học khi giờ tan lớp. Bên cạnh sự nỗ lực của nhà trường, cơ quan chức năng thì cũng cần sự ý thức của phụ huynh.

Đón con tan học, cần lắm ý thức của phụ huynh
Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Return to top