ClockThứ Sáu, 23/08/2019 09:14

Đảm bảo đủ trường học, giáo viên cho cấp mầm non không phải việc riêng của ngành giáo dục

Trước thềm năm học mới 2019 - 2020, bậc học mầm non vẫn còn nhiều thách thức; đó là tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra ở nhiều nơi, trẻ em còn phải học trong các phòng học tạm, đi học nhờ hoặc không có chỗ học.

Đề xuất giữ nguyên mức cũTích cực đổi mới phương pháp dạy họcKhông tăng học phí năm học 2019 - 2020“Gam màu sáng” của giáo dục mầm non

Bộ GD&ĐT cho biết, một số địa phương còn chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường lớp mầm non, chưa dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non, đặc biệt là khu vực có các khu công nghiệp.

Tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên ở bậc học mầm non còn diễn ra trong 4 năm nữa. Ảnh: TTXVN.

Cả nước còn 89 xã chưa có trường mầm non độc lập. Ở một số địa phương, do sáp nhập trường mầm non với trường phổ thông nên số xã không có trường mầm non tăng so với năm học trước như: Cao Bằng, Lạng Sơn  đều tăng 15, Gia Lai tăng 5, Tiền Giang tăng 9. Trong khi đó, tồn tại nhiều nhóm nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, lên tới 15.674 nhóm lớp.

Những tỉnh có nhiều nhóm lớp độc lập tư thục chưa được cấp phép như: Sóc Trăng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Kon Tum, Đắk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai… Bên cạnh đó, cả nước có hơn 5.000 phòng học tạm, gần 4.000 phòng học nhờ, nhiều nơi thiếu phòng học như các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hải Dương, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau…

Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ  Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT cho rằng: Một vấn đề lớn hiện nay là tình trạng thiếu trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp. Điều này phụ thuộc vào các cấp, chính quyền; cần quan tâm đầu tư, rà soát khi mở khu công nghiệp chưa quy hoạch trường mầm non. Mặt khác, ở các vùng khó khăn, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non còn khó khăn còn hạn chế. Hiện nay, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính xây dựng Nghị định chính sách xã hội hóa giá dục, trong đó chú trọng xã hội hóa giáo dục mầm non. Đặc biệt, Luật Giáo dục năm 2019 đưa giáo dục mầm non phát triển tại các khu công nghiệp có những ưu tiên giống như với những thôn, xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT xây dựng phát triển trường, lớp cho khu công nghiệp.

Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ về giải pháp cho vấn đề giáo viên. Được sự đồng ý này, hai bộ sẽ chỉ đạo các địa phương rà soát định mức, chỉ tiêu số người làm việc trong giáo dục mầm non. Từ đó, đề xuất, bổ sung thêm biên chế cho ngành giáo dục. Phấn đấu ở đâu có học sinh đến trường thì ở đó có giáo viên.

Giải pháp tiếp theo được Bộ GD&ĐT đưa ra chính là tăng hướng xã hội hóa giáo dục, tăng tỷ lệ giáo dục mầm non ngoài công lập. Ông Nguyễn Bá Minh cho biết: Theo lộ trình, Bộ GD&ĐT sẽ bố trí đủ giáo viên theo quy định và nâng cao năng lực của giáo viên. Đây là yếu tố rất quan trọng trong thời gian tới.    

Ông Nguyễn Bá Minh cho biết thêm: “Chính sách, nghị định, lộ trình đã ban hành. Nếu thực hiện đồng bộ, năm 2023 sẽ không còn thiếu giáo viên nữa. Còn việc xóa được số phòng học tạm, phòng học nhờ tùy thuộc vào nguồn lực của địa phương. Bộ GD&ĐT sẽ có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện này. Tuy nhiên, nếu địa phương không đáp ứng đủ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ”.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”

TIN MỚI

Return to top