ClockThứ Tư, 19/07/2023 15:32

Đánh giá ngoài để nâng chất lượng chương trình đào tạo

TTH - Đại học Huế đang hướng đến Đại học Quốc gia. Việc nâng cao chất lượng trong đào tạo, đạt các tiêu chuẩn quốc tế đang được thực hiện.

AUN đánh giá cao Chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y họcNgành học đầu tiên của Đại học Huế đánh giá ngoài bằng Tiêu chuẩn AUN - QAMạnh tay với tuyển sinh đại học vượt chỉ tiêu

leftcenterrightdel
Khảo sát thực tế cơ sở vật chất phục vụ chương trình đào tạo 

Ngành học đầu tiên đánh giá AUN - QA

Trong 3 ngày, từ 4 - 6/7, Hội đồng đảm bảo chất lượng Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) tiến hành đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo theo Tiêu chuẩn AUN - QA đối với Chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học, Trường đại học Y - Dược. Đây là chương trình đào tạo đầu tiên của Trường đại học Y - Dược và của Đại học Huế tham giá đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN - QA.

Tiêu chuẩn AUN - QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học, nhằm thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực, hiệu quả cạnh tranh, phát triển bền vững và gắn kết giữa các trường đại học trong khu vực ASEAN. AUN - QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá toàn diện chương trình đào tạo trên nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng của toàn bộ chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học tại Trường đại học Y – Dược được lựa chọn đánh giá đầu tiên vì chương trình phát triển dựa trên sự tham khảo các chương trình giảng dạy từ các trường đại học trong nước và quốc tế. Chương trình được thiết kế đảm bảo đáp ứng yêu cầu xây dựng chương trình học mới theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành được đảm bảo với số lượng tín chỉ thực hành chiếm 45,9% (61/133 tín chỉ). Kiến thức trong mỗi đơn vị được thiết kế dưới dạng học phần của một môn học hoặc kết hợp của nhiều môn học. Điều này nhằm đảm bảo chương trình học có tính hệ thống, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của cử nhân. Khóa học tuyển sinh đầu tiên vào năm 2000 với 34 sinh viên và hiện nay đã mở rộng lên khoảng 120 đến 130 sinh viên mỗi năm. Qua 22 năm, nhiều cựu sinh viên ra trường đang làm việc cho các cơ sở y tế công lập hay tư nhân trong cả nước được đánh giá cao bởi năng lực và khả năng thích ứng với công việc.

TS. Maria Elissa J. Lao, đại diện đoàn đánh giá thông tin, tại Trường đại học Y – Dược, đoàn tiến hành rất nhiều công việc, như khảo sát nghiên cứu các tài liệu, báo cáo tự đánh giá và các minh chứng kèm theo; phỏng vấn lãnh đạo hội đồng khoa học, khoa, bộ môn, giảng viên, sinh viên, cán bộ phục vụ, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng; khảo sát thực tế và đánh giá toàn bộ các điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ, phương tiện hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động của sinh viên...

Tiêu chuẩn AUN - QA đánh giá Chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học có 8 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí, các tiêu chí được đánh giá theo 7 mức, trong đó thấp nhất là mức 1, cao nhất là mức 7. Để được thông qua, một tiêu chí được xem là đạt nếu được đánh giá từ mức 4 trở lên.

Về phía đơn vị được thẩm định, GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y - Dược cho rằng, việc đánh giá chương trình đào tạo là rất cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển của trường. Thông qua công tác đánh giá, trường sẽ biết được chương trình đào tạo đã đáp ứng được mục tiêu của người học; đã đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hay chưa.

Hướng đến chuẩn ASEAN

Kiểm định chất lượng giáo dục đã và đang là xu thế, nhằm khẳng định vị thế và chất lượng đào tạo của từng cơ sở giáo dục đại học. Để hội nhập với thế giới, các trường buộc phải tham gia sâu vào hệ thống kiểm định chất lượng trong và ngoài nước. Kiểm định chất lượng giáo dục cũng là công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và bảo đảm chất lượng đào tạo. Thông qua bộ tiêu chuẩn, phương thức đánh giá của các trung tâm kiểm định chất lượng độc lập từ nước ngoài sẽ giúp trường đại học tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để bảo đảm cho sự phát triển bền vững khi hội nhập quốc tế.

Theo kế hoạch thực hiện chiến lược bảo đảm chất lượng giáo dục Đại học Huế giai đoạn 2021 – 2025, về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Huế phấn đấu có 5% chương trình đào tạo đại học được kiểm định theo Tiêu chuẩn AUN – QA. Sau Chương trình đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học, Trường đại học Y - Dược, trong năm 2024 các chương trình đào sẽ được kiểm định theo bộ tiêu chuẩn trên là Quản trị kinh doanh và Kế hoạch đầu tư, Trường đại học Kinh tế và Sư phạm Toán tiếng Anh, Trường đại học Sư phạm.

“Kết quả đánh giá chương trình đào tạo không phải là đạt, hay chưa đạt mà sẽ giúp nhà trường thấy đúng thực trạng và khắc phục một số tồn tại để nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được chuẩn đầu ra. Từ đó nâng chất lượng ngang tầm chất lượng với các chương trình khác cùng lĩnh vực trong ASEAN”, GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy mong muốn.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh, một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu của giáo dục đại học là chất lượng. Trong đó, yếu tố quan trọng là kiểm định chất lượng. Chiến lược của Đại học Huế là hội nhập quốc tế, nên mục tiêu hướng đến có nhiều cơ sở đào tạo, cũng như chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức nước ngoài. Kiểm định định hình cho Đại học Huế phát triển theo tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được, sẽ có những khuyến cáo để Đại học Huế nói chung và các trường thành viên thay đổi tốt hơn. Mục tiêu sau cùng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, không chỉ đáp ứng Việt Nam mà cả quốc tế.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top