ClockThứ Bảy, 20/10/2018 11:04

Dòng họ Cơ Xích ở Ka Nôn 2: Điển hình về công tác khuyến học của A Lưới

TTH - Dòng họ Cơ Xích ở thôn Ka Nôn 2, xã Hương Lâm, là một điển hình về dòng họ khuyến học của huyện A Lưới.

Họ Đặng làng An Xuân làm khuyến họcDòng họ khuyến họcNguyễn Văn - dòng họ khuyến họcQuảng Điền thí điểm mô hình “Gia đình học tập, dòng họ học tập” và cộng đồng học tập

Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam, A Lưới có 17 dòng họ khuyến học tiêu biểu và Cơ Xích ở thôn Ka Nôn 2, xã Hương Lâm, là dòng họ duy nhất thuộc vùng đồng bào dân tộc ít người của huyện A Lưới, nằm ở tận vùng biên giới Việt – Lào, có đời sống kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, được Tỉnh hội Khuyến học Thừa Thiên Huế khen thưởng.

Vượt lên khó khăn, dòng họ Cơ Xích luôn tích cực vận động con cháu đến trường, đến lớp đầy đủ, không để con cháu bỏ học giữa chừng và không để xảy ra trường hợp nào vi phạm các tệ nạn xã hội, trật tự an ninh thôn bản nhờ vậy luôn được giữ vững. Dòng họ tích cực vận động các hộ gia đình tham gia tốt phong trào. Ban Khuyến học dòng họ vận động các hộ gia đình đóng góp quỹ khuyến học. Hằng năm, trưởng họ Cơ Xích tổ chức trao thưởng cho các em đạt thành tích cao trong học tập tùy theo mức kinh phí đóng góp từ các hộ gia đình trong dòng họ (200.000 đông/em), tổ chức các buổi giao lưu với các sinh viên, học sinh đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Đồng thời, động viên những người lớn tuổi trong dòng họ tiếp tục theo học lớp xóa mù chữ mức 2 (lớp 4, 5) do UBND xã Hương Lâm phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện A Lưới mở lớp.

Con số thống kê về giáo dục - đào tạo thật đáng tự hào ở vùng cao của đồng bào dân tộc ít người. Dòng họ Cơ Xích ở Ka Nôn 2 hiện chỉ có 24 hộ (88 khẩu) nhưng đã có 17 người có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó có 8 người tốt nghiệp đại học; 15 em đang theo học các các trường giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có 8 em học đại học. Bên cạnh các học sinh phổ thông, với quyết tâm vươn lên, dòng họ hiện có 5 người đang khắc phục khó khăn để theo học các lớp xóa mù chữ do địa phương tổ chức

Ông Quỳnh Nam, trưởng họ, chia sẻ: Chúng tôi luôn luôn chăm lo động viên, tạo điều kiện cho những con em học giỏi, có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua khó khăn để học tập tốt. Không phải ai khác, trước hết bản thân và gia đình phải gương mẫu. Các hộ phải phấn đấu có kinh tế đạt khá trở lên, con cái phải được học hành đến nơi đến chốn. Gia đình phải hoà thuận, đầm ấm, không vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, các hương ước, quy ước của làng; sống gần gũi, đoàn kết với anh em, bà con hàng xóm…

Mục tiêu lớn nhất của dòng họ Cơ xích là cần có sự đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ, như: Nhà trưng bày truyền thống, tủ đựng hồ sơ truyền thống, trưng bày các kỷ yếu, các danh vị những người có đóng góp lớn cho dòng họ qua các thời kỳ, đặc biệt là học bổng trao thưởng hằng năm cho con em đạt thành tích cao trong học tập... Muốn thực hiện được, dòng họ triển khai gây quỹ khuyến học, như: tổ chức lao động kinh tế, vận động các hộ đóng góp 20.000 đồng/năm. Dòng họ cũng kêu gọi sự quan tâm, hưởng ứng từ các nhà hảo tâm.

Không chỉ nổi lên trong phong trào khuyến học, Cơ Xích còn là dòng họ luôn luôn đoàn kết, sống hòa đồng với các dòng họ khác, thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước với tinh thần “Trẻ xông pha, già mẫu mực”... Họ Cơ Xích ở thôn Ka Nôn 2 hiện có 18 hộ thuộc diện khá, 6 hộ thuộc diện trung bình, không có diện hộ nghèo, hàng năm được bình chọn gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt từ 90 đến 100%.

Thôn Ka Nôn 2, nơi có nhiều hộ dân thuộc dòng học Cơ Xích là thôn điểm phong trào xây dựng nông thôn mới. Các hộ gia đình trong dòng họ luôn không ngừng phấn đấu vươn lên, làm ăn kinh tế giỏi, văn hóa, giáo dục... Đặc biệt, luôn đi đầu trong các phong trào của xã Hương Lâm: Xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tham gia công tác giáo dục, dạy dỗ con cháu nên người hữu dụng. Hiện, dòng họ Cơ xích xây dựng xong một ngôi nhà truyền thống của dòng họ, để củng cố, truyền bá và lưu giữ nét đẹp truyền thống của dòng họ.

 An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top