ClockThứ Bảy, 15/05/2021 07:15

Giải pháp tăng vị thứ trong kỳ thi tốt nghiệp

TTH - Thừa Thiên Huế xếp phổ điểm vị thứ 30/63 tỉnh, thành trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2019-2020 chưa phản ánh đúng về chất lượng giáo dục đại trà ở vùng đất hiếu học. Cải thiện vị trí, nâng phổ điểm trong kỳ thi năm nay là những vấn đề được đặt ra với nhiều giải pháp hỗ trợ.

Những điều học sinh cần lưu ý trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngThời gian thi sẽ có ảnh hưởng, nhưng không gián đoạn

Đo thân nhiệt cho thí sinh tại kỳ thi THPT năm học 2019-2020

Khó cho giáo dục miền núi

Nếu như năm 2019, toàn tỉnh có 90% học sinh đỗ tốt nghiệp thì năm học 2020 tỷ lệ này nâng lên 96,21%.

Mặt bằng chung các trường đều có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở huyện A Lưới và học sinh ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên khá thấp, kéo theo phổ điểm thấp khi đứng thứ 30/63 tỉnh, thành. Những con số đáng lo ngại khi học sinh các Trường THPT A Lưới đỗ tốt nghiệp đạt 73,68%, THPT Hương Lâm đạt 60,82%, Hồng Vân đạt 79%. Còn các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ở A Lưới đạt 61,90% và Nam Đông đạt 75%.

Thừa Thiên Huế xếp phổ điểm đứng thứ 30/63 tỉnh, thành. Tỷ lệ phổ điểm trung bình chung các môn đều tăng hơn 1 điểm (tính thang điểm 10) so với năm 2019. Tuy nhiên, môn sử (4,94) và Anh văn (4,43) vẫn chưa tương xứng với vùng đất văn hóa - lịch sử, giàu truyền thống hiếu học. Điểm môn tiếng Anh thường phân hóa rất rõ rệt theo vùng, miền. Ở thành phố, điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, các trung tâm nhiều hơn, giáo viên chất lượng tập trung ở thành thị đông hơn cũng góp phần nâng cao mặt bằng điểm tiếng Anh. Ngược lại, ở vùng nông thôn, nhiều thí sinh chưa quan tâm đến tiếng Anh và chỉ học để mong thoát điểm liệt, đủ điểm tốt nghiệp.

Khảo sát ở Trường THPT Nam Đông cho thấy, nhiều học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn khi học môn lịch sử.

Tăng cường kiểm tra và kèm cặp

Hạn chế của giáo dục miền núi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, phải kể đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và tất nhiên là cả ý thức người học. Thầy giáo Võ Sĩ Đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT A Lưới cho biết, năm nay nhà trường “khoanh vùng” những em có khả năng rớt tốt nghiệp để tổ chức phụ đạo, phân công giáo viên kèm cặp học sinh yếu kém theo từng bộ môn. Ngay từ đầu năm học, ngoài giờ dạy chính khóa, giáo viên còn phụ đạo miễn phí cho học sinh lớp 12 vào các buổi tối trong tuần. Đến thời điểm này các em đang ôn tập online, nhưng năm nay chúng tôi thấy khả quan khi bồi dưỡng cho học sinh yếu khá kỹ lưỡng.

Lo nhất của ngành giáo dục và đào tạo, năm học 2020-2021, toàn tỉnh có khoảng 500 em ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sẽ thi tốt nghiệp. Con số này được đánh giá là cao so với mọi năm. Đây là những học sinh học cùng một lúc “song bằng” nên thi các môn văn hóa sẽ  khá “nặng gánh”.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đã siết chặt đầu ra, nghĩa là, em nào có đủ điều kiện mới cho tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi, theo quy chế mới, các em không đỗ tốt nghiệp hoặc không đi thi vẫn được xác nhận đã hoàn thành chương trình phổ thông và tiếp tục học cao hơn. Tuy nhiên, nếu các em thi không đậu tốt nghiệp, vô hình chung kéo kết quả phổ điểm và điểm thi THPT của cả tỉnh xuống.

Về giải pháp cho các học viên này, ông Tân cho biết thêm: Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các trung tâm nghiêm túc triển khai kế hoạch tổ chức thi thử tốt nghiệp theo đề thi chung của các trường THPT, từ đó, có phương án bồi dưỡng cho từng học viên. Ngoài ra, yêu cầu tăng cường trao đổi chuyên môn giữa các trung tâm, giữa giáo viên giảng dạy tại các trung tâm với nhau và với giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông để biên soạn chương trình, nội dung tài liệu ôn thi vừa đúng định hướng vừa phù hợp với trình độ, năng lực của học viên giáo dục thường xuyên. Riêng đối với thí sinh tự do, khuyến khích các em sử dụng kho dữ liệu các bài giảng của ngành giáo dục để tự ôn tập.

Cải thiện môn tiếng Anh và lịch sử cũng đã đặt ra với nhiều giải pháp như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tuyển sinh.

Giải pháp được đặt ra là để đạt kết quả thi tốt, nên xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vừa sức với học sinh và cho phổ biến rộng rãi. Kiểm tra đánh giá kỳ 1 lớp 12 nên bỏ phần tự luận, vì thi tốt nghiệp chỉ đánh giá trắc nghiệm khách quan. Cùng có ý kiến, các trường nên sớm đưa phòng thực hành vào sử dụng và cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn cụm, tạo điều kiện để học sinh giao lưu và học hỏi kinh nghiệm.

Kỳ vọng nhưng có sự đầu tư chu đáo của ngành giáo dục, hy vọng vị thứ sẽ được cải thiện và tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm nay sẽ khởi sắc hơn.

 Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top