ClockThứ Ba, 25/07/2023 17:10

Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật: Cần nhất cái tâm

TTH - Giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật là phương thức giáo dục chung giữa học sinh khuyết tật với học sinh không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Phương thức này góp phần giúp cho học sinh khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Từ đó, góp phần thực hiện sự công bằng trong giáo dục, bảo đảm quyền học tập của công dân và đáp ứng được nguyện vọng của học sinh khuyết tật.

Chắp cánh ước mơ cho học sinh đến trường"Đường chạy sắc màu" gây quỹ hỗ trợ học sinh khuyết tậtGỡ khó cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtHọc sinh khuyết tật gặp rào cản trong mùa dịch

leftcenterrightdel
 Một tiết học cho học sinh khuyết tật ở Trường THPT Hai Bà Trưng

Trên thực tế, giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho học sinh khuyết tật mà còn cho các em học sinh bình thường khác, giúp các em nhận ra được giá trị cuộc sống, thúc đẩy sự khoan dung, gắn kết và yêu thương. Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh khuyết tật. Môi trường giáo dục nhân ái, thân thiện sẽ là nguồn động viên giúp các em ổn định tinh thần, khuyến khích các em phát huy được tiềm năng bản thân.

Các em học sinh khuyết tật vốn rất nhạy cảm, những thiếu sót trong cách thức giáo dục hay quan hệ với thầy cô, bạn bè không tốt cũng dễ nảy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em. Cho nên, thầy cô giáo giảng dạy và các bạn học cùng chung lớp có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các em học sinh khuyết tật học hòa nhập. Cô giáo Đoàn Thị Như Ý, giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Chu Văn An, qua trao đổi với các giáo viên có dạy học sinh khuyết tật kết luận rằng: “Khả năng tiếp thu kiến thức của các em yếu, giao tiếp hạn chế, nhiều em thiếu khả năng kiểm soát bản thân, không làm chủ được cảm xúc, dễ bị kích động...”.

Dạy học sinh bình thường đã khó, dạy các em học sinh có khiếm khuyết sao cho vừa hòa nhập được với cộng đồng vừa giúp các em phát triển, quả thật không dễ dàng. Cô giáo Phạm Thị Mỹ Hạnh, giáo viên Trường THCS Chu Văn An nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập tâm sự rằng: “Thương các em nên giáo viên chủ nhiệm luôn trăn trở, dành cho các em sự quan tâm giúp đỡ, gần gũi chia sẻ và thương yêu các em nhiều hơn, luôn tạo cho các em môi trường học tập hòa đồng để các em không còn cảm thấy mình bị khiếm khuyết, tự ti”.

Học sinh khuyết tật được sắp xếp học chung lớp với các học sinh phát triển bình thường nên khi giảng dạy, giáo viên thường phải sử dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp với cả hai đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm những biểu hiện về hành vi, thái độ, khả năng nhận thức của các em học sinh khuyết tật để có cách giáo dục và đánh giá kết quả học tập phù hợp. Những học sinh khuyết tật về vận động, thị lực, thính lực… thường hay tự ti về bản thân, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Các em thường rất khó chịu vì thấy bản thân mình khiếm khuyết một phần trên cơ thể nên giáo viên phải thật tận tâm, kiên trì, ân cần, tình cảm, thể hiện sự yêu thương, gần gũi, động viên, để giúp các em vừa tiếp nhận được kiến thức vừa tham gia các hoạt động của lớp, tự tin hòa nhập với các bạn học sinh khác.

Việc động viên, khen ngợi khi các em trả lời được câu hỏi, tiếp thu bài tốt… cũng góp phần giúp các em cảm thấy thích thú khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều nhà trường còn tổ chức đa dạng hóa các loại hình học tập và sinh hoạt tập thể cho học sinh khuyết tật để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng như: đôi bạn cùng tiến, cùng bạn đến trường, hát cho nhau nghe, trao học bổng cho học sinh khuyết tật vượt khó...

Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng lớp học đoàn kết, nhân ái, thân thiện, biết yêu thương và giúp đỡ bạn đồng thời thường xuyên liên lạc với cha mẹ hoặc người giám hộ để nắm bắt sự thay đổi trong tâm tư, tình cảm, thái độ và hành vi của các em để có giải pháp giáo dục kịp thời. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phối, kết hợp với các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường để kịp thời giúp đỡ học sinh khuyết tật, luôn quan tâm giúp đỡ các em trong suốt quá trình học tập.

Dạy các em học sinh khuyết tật cần nhất cái tâm của người thầy, hãy yêu thương các em bằng cả trái tim, giúp các em cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu để có thêm sức mạnh vượt lên chính mình, không chùn bước trước những khó khăn thử thách, sống lạc quan và có ý nghĩa.

Bài, ảnh: Nguyễn Thị Hoa Phượng
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Return to top