ClockThứ Tư, 12/12/2018 10:46

Giới thiệu sách “Quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam”

TTH.VN - Hoạt động này được Trường đại học (ĐH) Phú Xuân tổ chức vào sáng 12/12, thu hút nhiều cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng, ĐH tại Huế và bạn đọc tham dự.

“Dạy con trong hoang mang” được nhận giải sách haySách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2018 và văn hóa sáng tạo của dân tộcRa mắt sách danh nhân Trần Đình Bá

PGS. Trần Thị Lý, đồng chủ biên cuốn sách giới thiệu về tác phẩm

Theo ban tổ chức, nhóm tác giả chủ yếu là người Việt Nam đã làm việc cùng nhau trong vòng 3 năm từ 2015 – 2018 để viết cuốn sách “Internationalization in Vietnamese Higher Education” (Quốc tế hóa Giáo dục ĐH Việt Nam) do nhà xuất bản Springer (nhà xuất bản quốc tế có trụ sở tại Đức) ấn hành. Đặc biệt, trong số các đồng tác giả của cuốn sách này, có một số nhà nghiên cứu hiện đang là cán bộ, giảng viên (hoặc cựu cán bộ, giảng viên) tại các trường ĐH tại Huế là: PGS. Trần Thị Lý, ĐH Deakin (Australia), cựu giảng viên ĐH Huế, đồng chủ biên và đồng tác giả 4 chương trong cuốn sách; TS. Hồ Thị Thúy Nga, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, đồng tác giả 1 chương trong cuốn sách; TS. Phạm Hùng Hiệp, Trường ĐH Phú Xuân, đồng tác giả 2 chương trong cuốn sách.

Cuốn sách được giới thiệu lần này

Cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tập trung vào các mô hình, điểm mạnh, cơ hội, hạn chế và căng thẳng trong quốc tế hóa giáo dục ĐH Việt Nam cũng như phản ánh các khái niệm chính từ các lý thuyết và mô hình quốc tế hóa đương đại; thảo luận về ý nghĩa của sự đổi mới, linh hoạt và đáp ứng nhu cầu địa phương ở Việt Nam.

Nội dung của cuốn sách cung cấp cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về chính sách của chính phủ, đảm bảo chất lượng và chiến lược điểm chuẩn, chương trình giảng dạy, tác động của các tổ chức quốc tế đến giáo dục ĐH, xu hướng dịch chuyển của sinh viên quốc tế, giáo dục xuyên quốc gia, việc làm, chảy máu chất xám, luân chuyển chất xám…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”

TIN MỚI

Lộ trình ôn thi ielts The IELTS Workshop
Return to top