ClockThứ Bảy, 18/03/2023 15:42

Hai “nhà khoa học nhí” & điện thoại thông minh

TTH - Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những học sinh lạm dụng điện thoại quá mức thường có vấn đề về sức khỏe tâm thần, như: stress, lo âu, trầm cảm, thu mình, thành tích học tập giảm.

Nam sinh Quốc Học Huế tiến bước vào cuộc thi tháng “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 23

Nhìn ra hậu quả của việc lạm dụng điện thoại thông minh (ĐTTM), Đậu Nguyễn Thái Bình (lớp 10 Toán 1) và Trần Hoàng Nguyên (lớp 10 Anh 1), Trường THPT chuyên Quốc Học đã nghiên cứu đề tài “Hành vi lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh trung học: Thực trạng và cách phòng ngừa”, đạt giải nhất lĩnh vực “Khoa học kỹ thuật hành vi” tại cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học.

leftcenterrightdel
Poster buổi talkshow của các em tại trường THPT chuyên Quốc Học 

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, những học sinh lạm dụng điện thoại quá mức thường có vấn đề về sức khỏe tâm thần, như: stress, lo âu, trầm cảm, thu mình, thành tích học tập giảm. Khi mối quan tâm của các em tập trung vào những kết nối và ứng dụng trên ĐTTM thường sẽ dẫn đến sự tách rời khỏi thế giới thực. Các em sống nhiều với thế giới ảo, nặng hơn là xa lánh, tránh không muốn kết nối với xã hội.

Qua những đợt điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp, Thái Bình và Hoàng Nguyên đã nhận ra được tình trạng học sinh trung học hiện đang ngày càng lạm dụng ĐTTM và tình trạng này ngày càng tăng cao. Việc sử dụng ĐTTM ở học sinh đa dạng, nhưng phần nhiều đều có xuất phát điểm là tích cực, sau đó do lạm dụng mà trở thành tiêu cực. Những hậu quả do lạm dụng ĐTTM của một nhóm học sinh trong phạm vi điều tra cho thấy dẫn đến những thông số xấu trong quá trình phát triển thể lực và trí tuệ của học sinh trung học.

Khi bắt đầu thực hiện đề tài (tháng 9/2022), hai bạn trẻ gặp nhiều khó khăn; trong đó, lớn nhất chính là sự tương tác của học sinh vẫn còn thấp. Hoàng Nguyên chia sẻ: “Thời gian đầu, các bạn nghĩ đề tài của chúng em giống với những đề tài trên mạng. Nó khiến cho câu trả lời được ghi nhận chỉ là những câu trả lời máy móc, không đầy đủ. Chúng em đã phải thuyết phục và giải thích cho các bạn khác hiểu rằng đề tài này làm về vấn đề “lạm dụng”, không giống với “nghiện” ĐTTM như những đề tài trước”.

Được sự hỗ trợ của thầy giáo, Thạc sĩ Lê Văn Luân và sự làm việc nghiêm túc của nhóm, dần dần đề tài được đón nhận một cách nghiêm túc. Các em còn được giới thiệu với thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Anh Dân của Khoa Ngữ văn Trường đại học Sư phạm Huế để kết hợp tổ chức 3 buổi thảo luận (talkshow) về đề tài tại các trường trung học khác nhau trên địa bàn TP. Huế.

Về Thái Bình và Hoàng Nguyên, thầy Dân nhận xét: “Hai bạn trẻ là một đôi bạn rất thú vị. Một người sôi nổi, một người trầm tĩnh, “mỗi người một vẻ” đã hỗ trợ và bổ khuyết đắc lực cho nhau. Trong các buổi talkshow mà nhóm đã làm, hai bạn đều rất trách nhiệm, chuẩn bị kịch bản và nội dung chi tiết, cẩn thận. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, hai em rất tự tin, có tư duy sáng tạo, biết cách tạo không khí và làm chủ talkshow. Vậy nên, làm talkshow với hai chàng trai đáng yêu này vừa vui mà vừa “nhàn”.

Đánh giá cao đề của Thái Bình và Hoàng Nguyên, thầy Dân cho rằng. “Trước khi là “nhà khoa học nhí” nhạy bén khi chọn được một đề tài “hot”, có nhiều ý nghĩa thực tiễn, các em là những người trẻ sống có quan sát tốt, sống có trách nhiệm khi mong mỏi ngăn chặn hiện tượng xấu mà mình thấy. Qua quá trình thực hiện đề tài, các em lại thể hiện năng lực nghiên cứu rất bài bản và chuyên nghiệp”.

Đạt giải nhất lĩnh vực “Khoa học kỹ thuật hành vi” tại cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp tỉnh, đề tài của Thái Bình và Hoàng Nguyên tiếp tục chiến thắng 6 đề tài khác, để là một trong hai đề tài được tham dự cuộc thi cấp Quốc gia. Thái Bình nhớ lại: “Vào hôm thi, khi thấy đề tài của các bạn ở trường khác cũng rất sáng tạo và kỳ công, chúng em cũng lo lắm. Đến lúc chiến thắng và lại được chọn để đại diện Thừa Thiên Huế tại cuộc thi cấp Quốc gia, bọn em vui sướng vô cùng”. 

Bài, ảnh: PHẠM PHƯỚC CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình “vượt vũ môn” của học sinh vùng cao

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Trường THCS&THPT Hồng Vân (huyện A Lưới) có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%. Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, điều kiện đến trường, học tập còn khó khăn, nhưng các em đã nỗ lực vượt khó để chạm tới ước mơ.

Hành trình “vượt vũ môn” của học sinh vùng cao
Những lưu ý dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 10

Bước vào cấp trung học phổ thông (THPT), học sinh lớp 10 bước sang giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Vì vậy, các em cần tìm hiểu và có sự chuẩn bị để không gặp khó khăn ngay từ năm đầu cấp.

Những lưu ý dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 10
Để nghỉ hè là… nghỉ hè

Nghỉ hè là dịp để con trẻ được xả hơi sau một năm học dài, là thời gian để con được đi chơi đây đó, được thỏa thích chơi những trò chơi yêu thích mà không phải lo lắng chuyện học hành, điểm số. Ấy vậy mà nghỉ hè chưa hẳn thực sự là kỳ nghỉ mong đợi với nhiều con trẻ…

Để nghỉ hè là… nghỉ hè
Cuộc thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ:
Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế đoạt 29 huy chương và giải thưởng

Tại cuộc thi chọn học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ lần thứ XV năm 2024 tại Hải Dương, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế đoạt 29 huy chương và giải thưởng. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi được tổ chức chiều 17/7.

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế đoạt 29 huy chương và giải thưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top