ClockThứ Năm, 28/09/2023 19:53

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030

TTH.VN - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch 315/KH-UBND thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng.

Cần môi trường học tập & tấm lòng yêu trẻ

Các cháu ở Trường mầm non A Roàng (  A Lưới ) biểu diễn tiết mục văn nghệ

Trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học, chương trình nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đối với trẻ em, phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 96% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Trong đó, có 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2030, có ít nhất 43% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN.

Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ. Đối với giáo viên, hằng năm, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho 100% giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2030, xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo kế hoạch quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non của các địa phương.

Để đạt được những mục tiêu trên, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp: Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ.

Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; triển khai chương trình GDMN phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em; huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn…

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang hạ tầng, phát triển kinh tế đêm

Cùng với các khu phố đêm, phố đi bộ, TP. Huế đã và đang đầu tư hạ tầng và chỉnh trang các tuyến phố hình thành phố ẩm thực phục vụ du khách, đồng thời góp phần kích cầu du lịch và phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.

Chỉnh trang hạ tầng, phát triển kinh tế đêm
Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y

Theo Sở Y tế, việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y
Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

TIN MỚI

Return to top