ClockThứ Năm, 03/11/2022 10:21

Hơn 70 báo cáo khoa học về “Giao lưu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật”

TTH.VN - Sáng 3/11, tại Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế diễn ra hội thảo khoa học quốc tế văn hóa- giáo dục lần thứ 3 (ICCE 2022) chủ đề “Giao lưu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật: Lịch sử và phát triển”. Hội thảo do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế chủ trì, cùng các đơn vị phối hợp: Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Viện Pháp tại Việt Nam, Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Á, ĐH Aix Marseille, Pháp và Tổ chức The HEAD Foundation, Singapore.

60 bài báo được lựa chọn để xuất bản trong kỷ yếu hội thảo CITATrường đại học Sư phạm cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp bồi dưỡng giáo viênKhuynh hướng, giá trị giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam

Các đại biểu, chuyên gia quốc tế đến tham dự và trao đổi nhiều nội dung của hội thảo

Theo ban tổ chức hội thảo, các quốc gia - dân tộc trên con đường hình thành, phát triển đều có nhu cầu thiết yếu về giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Pháp - Việt Nam - Nhật Bản là ba quốc gia ở hai không gian văn hóa khác nhau. Trong đó, Pháp đại diện cho văn hóa phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam thuộc về văn hóa phương Đông. Mặc dù giữa Đông và Tây luôn có khoảng cách và những điểm khác biệt về lịch sử, văn hóa và giáo dục nhưng do vận mệnh lịch sử riêng, Việt Nam đã có quá trình tiếp xúc, giao lưu, ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa Nhật Bản và Pháp từ rất lâu đời.

Hội thảo đã nhận được hơn 70 báo cáo khoa học của các tác giả/nhóm tác giả đến từ Pháp, Nhật Bản và Việt Nam. Các báo cáo tập trung vào 6 chủ điểm: Quan hệ giữa văn học Việt Nam với văn học Pháp; Văn học Việt Nam với văn học Nhật Bản; Dấu ấn văn hóa Pháp - Việt Nam - Nhật trong lĩnh vực ngôn ngữ - truyền thông, nghệ thuật và du lịch ở Việt Nam; Giao lưu văn hóa Pháp - Việt Nam - Nhật Bản; Giao lưu văn hóa, Giáo dục Pháp - Việt Nam; Giao lưu văn hóa, giáo dục Nhật Bản - Việt Nam.

Cùng với phiên chính, hội thảo có 7 phiên với những chuyên đề hẹp khác nhau. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đánh giá lại một cách khái quát, chân thực về những thành tựu văn hóa, giáo dục Pháp - Việt - Nhật trong tiến trình lịch sử cũng như những triển vọng mới trong khung cảnh toàn cầu hóa hiện nay; rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào công cuộc đổi mới giáo dục và hợp tác văn hóa của ba quốc gia Pháp - Việt - Nhật…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top