ClockThứ Hai, 08/04/2019 19:07
KỶ NIỆM 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

Khẳng định vị thế và chất lượng đào tạo

TTH.VN - Qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã đóng góp cho đất nước hàng ngàn nhân lực chất lượng cao và khẳng định được uy tín, vị thế của một cơ sở đào tạo các ngành kinh tế ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Trường đại học Kinh tế trao bằng cho 423 tân cử nhânLiên kết doanh nghiệp, tạo hiệu quả đào tạo và việc làm cho sinh viên ra trườngPhát triển kỹ năng cho sinh viên từ các câu lạc bộ, đội, nhóm

Chất lượng đào tạo và đầu ra việc làm tốt

Đầu năm 2019, thông tin 4 người trẻ Việt Nam góp mặt vào danh sách 30 under 30 châu Á 2019 của Forbes trở nên “nóng” hơn với nhiều người ở Huế và khu vực miền Trung – Tây Nguyên bởi có sự xuất hiện của Lê Tấn Thanh Thịnh, CEO của BrandBeats, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế.

Lê Tấn Thanh Thịnh (đeo kính) trong một lần về lại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên

Ở tuổi 28, Lê Tấn Thanh Thịnh đã rất thành công với vai trò đồng sáng lập và CEO của BrandBeats, một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai kênh truyền thông qua âm nhạc. Doanh nghiệp này kết nối các nhà sản xuất âm nhạc với các chuyên gia xây dựng thương hiệu để mang đến các chiến dịch truyền thông hiệu quả cho những tên tuổi lớn như Pepsi, Unilever, P&G và Nestle. Đáng nói, BrandBeats là một trong ba startups Việt Nam hiếm hoi nhận được lời mời tham dự “Diễn dàn kinh tế thế giới 2018”. Hơn thế, để lọt vào danh sách 30 under 30 châu Á 2019 của Forbes, phải được sàng lọc từ 2.000 cái tên đến từ 23 quốc gia và lãnh thổ tại châu Á Thái Bình Dương.

Lê Tấn Thanh Thịnh là một trong những cựu sinh viên thành đạt của Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế. Thực tế, qua các khóa đào tạo, có không ít thế hệ sinh viên của nhà trường thành công trong công việc hay tự khởi nghiệp, trong đó rất nhiều người hiện đang nắm giữ vị trí lãnh đạo tại các ngân hàng, doanh nghiệp, thậm chí là trong các cơ quan Nhà nước.

PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế trao bằng cho sinh viên vừa tốt nghiệp

Để cho ra “lò” những người tài, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế đã có rất nhiều những nghiên cứu, thay đổi chương trình, phương pháp đào tạo. Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả nước nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Tính đến năm 2018, trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đào tạo ở bậc đại học14 ngành đào tạo, với 7 chuyên ngành đào tạo; 3 chương trình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài và 5 chương trình đào tạo chất lượng cao. “Điều đáng mừng là tỷ lệ sinh viên khá giỏi tốt nghiệp ra trường chiếm tỷ lệ lớn. Hơn thế, hằng năm có đến gần 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”, đại diện Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đến phỏng vấn tuyển dụng ngay tại trường

Đối với hoạt động đào tạo sau ĐH, trường hiện được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo 4 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Song song với việc mở rộng quy mô đào tạo, trường rất chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Nhờ đó, đã đào tạo và nâng cao trình độ cho hàng ngàn học viên là nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Thành công trong hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế

Bên cạnh công tác đào tạo, Trường ĐH Kinh tế tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế với công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau ĐH. Số lượng đề tài, dự án và kinh phí đầu tư cho các hoạt động khoa học - công nghệ tăng lên nhanh chóng, thu hút đông đảo cán bộ giảng viên và sinh viên tham gia. Hình thức nghiên cứu đa dạng, phong phú, bao gồm các dự án hợp tác nghiên cứu với đối tác quốc tế, các đề tài cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm; Đề tài cấp ĐH Huế và cấp Trường; các nghiên cứu của sinh viên.

Nhiều sinh viên Trường ĐH Kinh tế hoàn thành chương trình học sớm với kết quả rất tốt

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2015 đến nay, hoạt động NCKHCN của Trường ĐH Kinh tế đã triển khai thực hiện và nghiệm thu 7 đề tài cấp Bộ; 2 đề tài cấp Tỉnh; 37 đề tài cấp ĐH Huế; 65 đề tài cấp Trường của cán bộ giảng viên; 106 đề tài cấp Trường của sinh viên. Đặc biệt, trong giai đoạn này Trường ĐHKT đã có gần 150 bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế trong đó có nhiều bài báo thuộc hệ thống ISI/Scopus.

Các đề tài khoa học công nghệ đã được thực hiện tại Trường ĐH Kinh tế thời gian qua chủ yếu tập trung đề cập đến việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung như chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế trên các vùng sinh thái khác nhau ở các tỉnh miền Trung; nghiên cứu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; nghiên cứu phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống; nghiên cứu thị trường các sản phẩm nông nghiệp; nghiên cứu về kinh tế tài nguyên môi trường... Liệt kê để thấy, các đề tài nghiên cứu khoa học được tiến hành đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và vùng, đổi mới công tác quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên.

Nhiều sinh viên đăng ký nhập học vào Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế

Tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế, lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhà trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều đại học và Viện nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Hiện, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 40 trường ĐH, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Trường đã và đang triển khai Các chương trình hợp tác đào tạo như: Chương trình đào tạo đồng cấp bằng trình độ đại học ngành Tài chính – Ngân hàng, liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp, từ năm 2007 đến nay; Chương trình tiên tiến đào tạo cử nhân song ngành Kinh tế nông nghiệp – Tài chính, liên kết với Đại học Sydney, Úc, từ năm 2010 đến nay; Chương trình liên kết đào tạo quốc tế cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, liên kết với Viện công nghệ Tallaght, Ailen, từ năm 2016 đến nay. Nhiều cán bộ giảng viên của trường là thành viên của các mạng lưới quốc tế như: Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE), Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong (SUMERNET)… Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đã được thực hiện, qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao uy tín của nhà trường.

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế đánh dấu mốc thành lập từ năm 1969 với tiền thân là Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp II Hà Bắc. Trải qua các giai đoạn, đổi tên và phát triển phù hợp với bối cảnh, từ Khoa Kinh tế, ĐH Nông nghiệp II Huế (1984-1995); Khoa Kinh tế, Đại học Huế (1995-2002).

Với những dấu ấn và thành tựu đã đạt được của Khoa Kinh tế - ĐH Huế (kể từ khi thành lập vào năm 1995) là tiền đề quan trọng để Khoa Kinh tế - ĐH Huế chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn trở thành một trường ĐH thành viên của ĐH Huế (tháng 9/2002).

Đến nay, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế đã có 6 Khoa: Khoa Kinh tế & Phát triển, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa Kinh tế chính trị và Khoa Hệ thống thông tin kinh tế cùng các phòng chức năng và các đơn vị, trung tâm, thư viện trực thuộc trường.

Ngoài ra, trường có đầy đủ hệ thống các tổ chức chính trị, đoàn thể: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức.

BOX: Trước những thành công và đóng góp của Trường Đại học Kinh tế, ĐH Huế, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng:

- Huân chương lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2009);

- Thủ tướng Chính phủ đã 1 lần tặng cờ thi đua (năm 2018) và 1 lần tặng bằng khen (năm 2007) cho trường về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 2 lần tặng Cờ thi đua (năm 2013, năm 2018) và 2 lần tặng bằng khen (năm 2011, năm 2014) cho Trường ĐH Kinh tế về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

- Trong 50 năm qua, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế đã nhiều lần nhận được bằng khen của các tỉnh như: Nghệ An (2 lần), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum. Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã 3 lần tặng cờ thi đua (năm 2013, 2017, 2018) và 1 lần tặng bằng khen (2007) cho Trường ĐH Kinh tế.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc

​Ngày 28/10, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế khai mạc lớp đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc lần thứ 19 dành cho phẫu thuật viên; bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại khoa; học viên sau đại học; bác sĩ và kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong cả nước.

Đào tạo phẫu thuật bàn tay Việt - Úc

TIN MỚI

Return to top