ClockThứ Ba, 23/11/2021 14:50

Liệu có khách quan khi kiểm tra trực tuyến

TTH - Thời điểm này, nhiều trường học đang tổ chức kiểm tra giữa kỳ. Yêu cầu khách quan, trung thực và công bằng lại một lần nữa được đặt ra. Chất lượng giáo dục quả là khó đánh giá thực chất thông qua các bài kiểm tra trực tuyến.

Kiếm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyếnKiểm tra học kỳ trực tuyến: Liệu có đảm bảo khách quan?

Học sinh đã sẵn sàng với hình thức kiểm tra trực tuyến

Trông chờ vào ý thức học tập

Chị Phạm Thu Minh có con học lớp 5 nói rằng, năm nay gia đình dự định cho con thi vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương nên âu lo làm bài kiểm tra online sẽ chưa phản ánh thực chất năng lực học sinh và không ngoại trừ khả năng học sinh gian lận để đạt điểm cao, làm đẹp học bạ. Liệu như vậy có bất công với học sinh làm bài bằng năng lực thực! Lo lắng của chị Minh là có thật khi mỗi lần kiểm tra, nhiều học sinh đã chia sẻ đáp án trên các nhóm bằng cách sử dụng song song hai thiết bị điện tử. Tình trạng con cái nhờ cha mẹ, anh chị thi cùng, thi hộ và hỗ trợ hết mình để đạt điểm cao.

Thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng, không ít trường hợp “gian lận” trong kiểm tra trực tuyến đã và đang thử thách giáo viên phải phân định chất lượng thực và giá trị ảo, đánh giá đúng đắn và sát sao năng lực thực tế của người học cũng như không ngừng trau dồi kỹ năng ra đề, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá... Thế nên, các trường đã có nhiều phương án, trong đó đề  kiểm tra của các môn được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm để học sinh dễ dàng thực hiện. “Ở tuổi tiểu học, các em chưa thao tác thành thạo thiết bị, bài kiểm tra được giới hạn thời gian khoảng 40 phút nên vấn đề gian lận không đáng lo ngại. Hơn nữa, trong quá trình dạy học, giáo viên có đánh giá, nhận xét hằng tháng. Do đó, điểm kiểm tra giữa kỳ cũng chỉ là một trong những yếu tố để định lượng xem học sinh nắm được đến đâu”, cô giáo Lê Thị Ly Na, Trường tiểu học Phường Đúc cho hay.

Có nhiều phần mềm quản lý

Ở các trường đề kiểm tra trực tuyến sẽ bao gồm các câu hỏi ở mức độ cơ bản, việc xây dựng ma trận đề phối hợp câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận theo tỷ lệ phù hợp. Cũng theo cô Hoàng Thị Thủy, Hiệu trường Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, bài kiểm tra nhằm xem học sinh nắm bài đến đâu để giáo viên có kế hoạch dạy học, hỗ trợ. Thầy cô sẽ ra đề thi sát với nội dung đã giảng dạy, mức độ vừa phải, giới hạn thời gian hợp lý, phải tính đến tình huống như trục trặc kỹ thuật, tuy nhiên, nếu các em quay cóp, tìm kiếm trên Google hay trong sách giáo khoa sẽ không kịp thời gian làm bài. Thầy cô cũng có thể yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra qua hệ thống K12 online, song song với việc bật Zoom để kiểm tra học sinh ngồi làm bài như thế nào, hay có thể phối hợp với phụ huynh để kiểm tra học sinh làm bài, theo tinh thần “học thật, kiểm tra thật”.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải học trực tuyến. Ảnh: H.T

Thầy Nguyễn Vinh Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Điền cho rằng, nhà trường đã sử dụng phần mềm Quilgo để giám sát, theo dõi tính liên tục của học sinh trên camera thông qua thống kê tương ứng. Thế nên, tất cả học sinh đều được gửi đề kiểm tra qua  email. Mỗi em một mã đề, phần mềm giám sát hoạt động của các em nên nếu học sinh gửi đề, hoặc mở nhiều cửa sổ, trên màn hình xuất hiện hai khuôn mặt máy sẽ báo lỗi. Tất nhiên, không nên quá căng thẳng với học sinh, làm sao cho không khí thoải mái, nhưng học sinh vẫn phải tự tin. Trường luôn tin tưởng, kêu gọi và giáo dục các em tự giác, trung thực là trên hết.

Có vô số cách kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách khách quan. Chẳng hạn với các môn xã hội, thầy cô giao một dự án cho từng nhóm và có phân chia trách nhiệm để nhóm thực hiện, với cách làm này sẽ đạt tiêu chí thực học - thực làm. Với môn khoa học tự nhiên, thầy cô có thể giao các nhóm xây dựng đề cương cho hai bài, hoặc cho học sinh làm các thí nghiệm rồi ghi hình có hướng dẫn. Riêng với môn ngoại ngữ có thể yêu cầu một nhóm hùng biện, thảo luận vấn đề nào đó...Hoặc các hình thức khác như: kiểm tra dạng bài tập lớn, vấn đáp...

Kiểm tra trực tuyến chỉ phần nào đánh giá tạm thời năng lực trong giai đoạn hiện nay. Thế nên,  lúc này chỉ trông chờ vào ý thức học tập, tính trung thực của học sinh. Phụ huynh cần tạo lập cho con trẻ ý thức tự học, tự lực khi làm bài kiểm tra. Đặc biệt, cha mẹ hãy chấp nhận điểm số chưa “đẹp”, từ đó, mới đo lường được chất lượng học tập trực tuyến để đánh giá khách quan, minh bạch quá trình dạy học và có giải pháp điều chỉnh phù hợp. Tất nhiên, khi trở lại trường, giáo viên cần lên kế hoạch ôn bài để đảm bảo rằng, các em vẫn nắm bài và theo kịp tiến độ, sẵn sàng cho những kiến thức mới trên nền những điều đã học.  

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

TIN MỚI

Return to top