ClockThứ Sáu, 24/03/2023 14:07

Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V hứa hẹn nhiều hoạt động thiết thực

Trong hai ngày (25, 26/3), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023” (SV_STARTUP 2023).

Hứng thú “Khởi nghiệp cùng Shark Liên”Đại học Huế: Sẵn sàng cho ngày hội khởi nghiệp quốc giaHơn 50 cán bộ, hội viên cựu chiến binh tham gia tập huấn công tác cán bộ

leftcenterrightdel
Học sinh trình bày ý tưởng tham dự cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” trong  tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ IV. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN 

Các hoạt động chính của sự kiện gồm: Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”; Không gian trưng bày ý tưởng, dự án khởi nghiệp; Diễn đàn “Kết nối mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng”; Hội thảo “Đánh giá thực trạng, giải pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông”.    

Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV_STARTUP) là hoạt động thường niên được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp tổ chức nhằm thực hiện đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Điểm nhấn của SV_STARTUP lần thứ V là cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” được tổ chức trên quy mô toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng 710 triệu đồng. Đây là cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 12 - 24 đang học tại các trường THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước. Năm nay, cuộc thi được phát động từ tháng 11/2022.

Ban Tổ chức đã nhận được 508 dự án thuộc 5 lĩnh vực: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; Kinh doanh tạo tác động xã hội.

Từ 508 dự án, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 80 dự án xuất sắc nhất vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi. Mỗi lĩnh vực sẽ có 3 dự án tiêu biểu được tham gia thuyết trình tại Ngày hội khởi nghiệp. Sau khi cuộc thi kết thúc, các dự án tiềm năng của khối sinh viên có thể được các cơ sở giáo dục đại học hỗ trợ chuyển giao cho cộng đồng.

Cùng với cuộc thi, các hoạt động đồng hành như Festival Ấm thực Huế, hoạt động giao lưu văn nghệ, không gian trưng bày ý tưởng, dự án khởi nghiệp cũng sẽ được tổ chức. Đặc biệt, hoạt động bình chọn cho các dự án tham dự Ngày hội sẽ được thực hiện trên hệ thống truyền thông của Chương trình. SV_STARTUP lần thứ V: Kết nối để khởi nghiệp Không chỉ là điểm khởi đầu dành cho học sinh, sinh viên muốn hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp của mình, SV_STARTUP lần thứ V còn là nơi kết nối giữa nhà trường, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp, các quỹ khởi nghiệp, thúc đẩy khát vọng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công của các bạn trẻ.

Từ giữa tháng 2/2023, Bộ GD&ĐT phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động giao lưu truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thông qua chuỗi diễn đàn “Hành trình học sinh, sinh viên khởi nghiệp” nhằm tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Chuỗi diễn đàn sẽ được tổ chức liên tục đến hết năm 2023 với sự tham gia của 30 Sở GD&ĐT, học viện, trường đại học.

Cũng tại SV_STARTUP lần thứ V, diễn đàn “Kết nối mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng” và hội thảo “Đánh giá thực trạng, giải pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông” sẽ được tổ chức. Đây là cơ hội để học sinh, sinh viên được giao lưu, trao đổi và học hỏi với các diễn giả, chuyên gia từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ đó thấu hiểu  hơn về tinh thần khởi nghiệp, được hỗ trợ và tạo động lực để giấc mơ khởi nghiệp được định hình và định hướng rõ ràng hơn.

SV_STARTUP lần thứ V cũng kỳ vọng thu hút được nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư quan tâm, kết nối đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiềm năng của học sinh, sinh viên.

Sau 4 lần tổ chức, SV_STARTUP đã thu hút hơn 20.000 người tham dự với hơn 2500 ý tưởng, dự án khởi nghiệp đến từ học sinh, sinh viên, 70% các dự án đã có sản phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử. Ngoài ra, còn có hơn 40 hội thảo, tọa đàm, diễn đàn truyền cảm hứng đã đươc tổ chức.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top