ClockThứ Bảy, 31/08/2024 21:51

Niềm vui & nỗi lo của chàng thủ khoa

TTH.VN - Từ vùng quê Quảng An, Quảng Điền, Trần Nam Việt thi đỗ vào chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế. Đi học xa nhà, Việt luôn tự lập, tự học và trở thành thủ khoa khối A trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2024.

“Mong trở thành bác sĩ giỏi để cứu người”Thủ khoa khối A01: “Kiên trì bước tiếp, thành quả sẽ đến”Học trò nghèo trường huyện trở thành thủ khoa Thủ khoa khối C: Ước mơ vào Trường Sĩ quan chính trị để bảo vệ Tổ quốc

 Trần Nam Việt, thủ khoa khối A Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thành quả của hành trình cố gắng

Suốt những năm học phổ thông, Trần Nam Việt luôn cố gắng trong học tập. 12 năm học, em đều là học sinh giỏi, điểm tổng kết năm học lớp 12 đạt 9,7. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, em trở thành thủ khoa khối A của tỉnh với 28.8 điểm; trong đó, môn vật lý: 10, môn hóa học: 10 và môn toán: 8.8. Việt cũng thỏa nguyện ước mơ khi đỗ vào ngành máy tính và công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Việt kể, với sự yêu thích đặc biệt với các ngành về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, mục tiêu ban đầu em đặt ra trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia khá cao. Cũng vì lo lắng, áp lực nên trong buổi thi môn toán, Việt bị tâm lí phòng thi khi không làm được câu hàm số và đã không hoàn thành bài thi như mong đợi, dù toán là môn em có thế mạnh nhất. Rút kinh nghiệm, em điều chỉnh tâm lí ổn định, những câu khó để làm sau cùng, làm bài cẩn thận hơn khi thi môn vật lý, hóa học và đạt 2 điểm 10 với 2 môn này. “Em rất vui vì mình đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu, càng hạnh phúc hơn khi mình là thủ khoa khối A00 của tỉnh. Bao nhiêu công sức, nỗ lực của em đã được đền đáp xứng đáng”, Việt bày tỏ vui mừng.

Từ những năm học cấp 2, Trần Nam Việt rất thích học các môn toán, lý, hóa. Đặc biệt, với môn toán, có những lúc em dành cả ngày chỉ để giải một câu toán. Niềm đam mê với những con số là động lực lớn để em kiên trì đến vậy. Là học sinh chuyên Hóa, Việt học môn hóa khá suôn sẻ bởi em có kiến thức nền tảng tốt từ cấp 2, nắm chắc những kiến thức cần học cho kỳ thi tốt nghiệp. Cũng có khi Việt lười học lý thuyết môn lý nhưng khi điểm thi thử không tốt thì em giật mình, đặt ra quyết tâm phải học thật tốt để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi. Với môn lý và hóa, để nắm chắc kiến thức lý thuyết, em kết hợp việc đọc kỹ sách giáo khoa và làm đề lý thuyết thường xuyên. Học chắc lại toàn bộ lý thuyết và luyện từng chuyên đề thật nhiều để không quên kiến thức khi làm bài thi.

Anh chàng thủ khoa chia sẻ, bí quyết của em là làm thật nhiều đề để tiếp xúc với nhiều dạng bài. Trong khoảng 2 tháng cuối ôn thi, em cố gắng làm hết tất cả các đề thầy cô giao và sưu tầm được ở trên mạng, từ chia sẻ của bạn bè. Khi làm nhiều đề, em sẽ giảm được khả năng gặp những bài toán lạ làm mất thời gian làm bài. “Các em khóa sau nên xuất phát thật sớm, nắm vững kiến thức nền tảng sau đó mới học các dạng bài vận dụng, vận dụng cao”, Việt đưa ra lời khuyên.

Trần Nam Việt tham gia nhiều kỳ thi đánh giá năng lực nhưng không đạt được điểm số mình mong muốn. Vì thế, em rất quyết tâm, nỗ lực và kiên trì trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để có thể đậu vào ngành học mong muốn. Quá trình ôn thi, em thường đi ngủ sớm để có tinh thần thoải mái nhất trước khi bắt đầu một ngày ôn thi hiệu quả. Để tìm lại sự hứng thú học tập, em thường xem các video truyền động lực của các bạn đồng trang lứa trên mạng xã hội.

Niềm vui & nỗi lo

Là học sinh Trường THCS Nguyễn Hữu Dật (xã Quảng An, huyện Quảng Điền), cậu học trò Trần Nam Việt không biết nhiều về Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế. Những năm học cấp 2, Việt rất thích môn hóa học và đạt giải Nhất học sinh giỏi môn hóa cấp huyện, giải Ba học sinh giỏi môn hóa cấp tỉnh. Nghe Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế tổ chức thi tuyển nên em đăng ký để thử sức.

 Trần Nam Việt (ngoài cùng bên phải) cho rằng, thành công của em là nhờ được học tập ở môi trường tốt

Việt nhớ lại: “Dự định ban đầu của em không muốn lên Huế học, phần vì xa nhà, phần vì nhà em cũng không có điều kiện. Khi thi đỗ, nhờ sự động viên của ba mẹ và các thầy cô, em vượt luỹ tre làng khăn gói lên thành phố ở ký túc xá của trường đi học. Cũng nhờ vậy, em đạt được kết quả như hôm nay”.

Xa nhà lên thành phố học, Việt gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc tự lập, tự học, em còn đi làm thêm ở quán cà phê để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí học hành. Mỗi tháng ở Huế, chi phí sinh hoạt của Việt khoảng 2 triệu đồng. Tiền tiêu vặt em trích từ 1/2 học bổng của trường, 1/2 học bổng còn lại em gửi về cho mẹ. Việt tâm sự: “Em thường quản lý khoản tiền hàng tuần hợp lý chứ không dám tiêu xài hoang phí những ngày đầu tuần. Về việc học, em khá tự giác vì luôn ý thức mình phải gắng học giỏi để giúp đỡ gia đình”.

Chàng thủ khoa bộc bạch, lúc đầu, nhìn các bạn có điều kiện đi học thêm nhiều và có nhiều thiết bị học tập xịn, em cũng rất ao ước. Em cũng gặp nhiều bạn còn khó khăn hơn mình nhưng vẫn cố gắng học tập, đó là động lực lớn giúp em cố gắng nhiều hơn. Các thầy cô dạy thêm cũng động viên, khích lệ em, đôi lúc còn miễn tiền học thêm. Em rất biết ơn và nghĩ đạt điểm số cao sẽ là món quà tuyệt vời dành tặng cho những người quý mến mình. Một động lực lớn nữa đó là môi trường học. Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế rất chăm và giỏi, em không muốn bản thân bị bỏ lại phía sau nên luôn cố gắng.

Ba mẹ Trần Nam Việt đều là giáo viên nhưng cách đây 2 năm, ba bỏ đi, một mình mẹ em gồng gánh nuôi 2 anh em Việt ăn học. Đi học xa nhà, Việt luôn canh cánh nỗi lo cho gia đình mỗi mùa mưa lũ. Ở vùng trũng, nhà thường xuyên ngập lụt trong khi gia đình chỉ có mẹ, bà và em. Những lúc ngập lụt, Việt cũng không về nhà được vì nước khá cao.

Đỗ vào trường đại học mình mơ ước, Việt rất vui nhưng kèm theo đó là nỗi lo về kinh tế. Đi học xa, gánh nặng với mẹ cũng sẽ nhiều hơn. Mấy hôm nay, Việt đã vào TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị cho năm học mới. Việt kể, em mới đóng học phí hết 30 triệu đồng nên kinh tế ở nhà eo hẹp. Mức sống ở đây cũng khác Huế nên tiền sinh hoạt hằng ngày cũng hơi cao nhưng em sẽ cố gắng tiết kiệm hết mức, đi làm thêm và giành được học bổng để đỡ đần cho mẹ. Giọng chàng trai buồn buồn: “Em sẽ không về nhà nhiều như trước nữa, cũng rất nhớ nhà nhưng em vẫn quyết tâm học ở đây để sau này có nhiều cơ hội về việc làm, có thể giúp đỡ gia đình. Em dự định xin nợ học phí vào kỳ tới để mẹ đỡ gánh nặng về tài chính”.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội, những kỷ niệm không quên

Tròn 70 năm trước, khoảng hai tháng sau khi các đoàn quân chiến thắng từ Việt Bắc tiến về tiếp quản Thủ đô, từ một vùng quê Khu Bốn, tôi cũng “tiến vào” Hà Nội. Bảy thập kỷ đã qua, nhưng tôi vẫn chưa quên cảm giác cậu bé nhà quê ngơ ngác trên những đường phố Hà Nội phồn hoa với tiếng chuông tàu điện leng keng, tiếng rao “phá xa” (lạc rang) của mấy lão Hoa kiều bụng bự...

Hà Nội, những kỷ niệm không quên
Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước

Hà Nội đang vươn mình phát triển mạnh mẽ với không gian phát triển xứng tầm Thủ đô của cả nước và được nhiều nước trên thế giới vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”... Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phóng viên báo Tin tức đã phỏng vấn ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội về vấn đề này.

Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước
Viết tiếp khúc ca khải hoàn

Ngày 10/10/1954, cả Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 70 năm sau, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Nội đang viết tiếp khúc khải hoàn, đưa Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển mới.

Viết tiếp khúc ca khải hoàn
Nông dân A Lưới thi tuyên truyền viên giỏi

Ngày 8/10, Hội Nông dân (HND) huyện A Lưới tổ chức Hội thi tuyên truyền viên HND giỏi năm 2024 với sự tham gia của cán bộ, hội viên 9 tổ chức hội cơ sở thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn.

Nông dân A Lưới thi tuyên truyền viên giỏi

TIN MỚI

Return to top