ClockThứ Sáu, 14/01/2022 10:15

Phát huy vai trò công đoàn trong giảng dạy trực tuyến

TTH.VN - Sáng 14/1, Công đoàn Đại học (ĐH) Huế tổ chức hội thảo “Vai trò Công đoàn trong triển khai giảng dạy trực tuyến, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19”. Hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với nhiều điểm cầu tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Huế...

Đại học Huế chuyển sang đào tạo trực tuyến đến hết ngày 9/5Sẽ triển khai giảng dạy trực tuyến sau tết để phòng dịch COVID-19Đưa đào tạo trực tuyến vào quy củ

Điểm cầu trực tuyến tại Đại học Huế

PGS.TS. Nguyễn Duân, Chủ tịch Công đoàn ĐH Huế cho biết, từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các trường ĐH thành viên, Viện Công nghệ sinh học; các trường, khoa, phân hiệu thuộc ĐH Huế đã chủ động quyết định việc tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp trong trường hợp đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; kết hợp tăng cường các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo trực tuyến. Công đoàn cũng có vai trò quan trọng trong việc triển khai giảng dạy trực tuyến, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Với 33 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi, hội thảo đã thảo luận, làm rõ nhiều nội dung: Vai trò công đoàn trong việc đề xuất ban hành các văn bản quản lý đào tạo trực tuyến và trong hỗ trợ công nghệ giảng dạy; vai trò công đoàn hỗ trợ thiết kế chương trình dạy học phù hợp cho các nhu cầu, phương thức dạy học; trong đề xuất chế độ, chính sách đối với giảng viên; vai trò công đoàn cùng với chính quyền thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top