ClockThứ Sáu, 17/04/2020 10:02

Đưa đào tạo trực tuyến vào quy củ

TTH - Sau giai đoạn triển khai thử nghiệm, đến nay nhiều cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thuộc ĐH Huế đã triển khai đào tạo trực tuyến cho các học phần, đồng thời áp dụng nhiều giải pháp đáp ứng chuẩn đầu ra.

Sinh viên được nghỉ học tập trung đến ngày 15/3Trường đại học Phú Xuân chuyển sang đào tạo trực tuyến đến hết tháng 8

Một lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Sư phạm

Triển khai rộng

Qua giai đoạn đầu còn bỡ ngỡ, đến nay việc đào tạo trực tuyến với TS. Nguyễn Thị Tường Vi (Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm) đã vào khuôn khổ. TS. Tường Vi cho hay: “Vấn đề soạn bài giảng đưa lên hệ thống không còn khó, thậm chí có thể áp dụng cho nhiều nhóm. Trên hệ thống, còn có thể ra bài tập, kiểm tra, trao đổi với sinh viên”.

Cùng với Trường ĐH Sư phạm, hình thức đào tạo trực tuyến hiện được triển khai rộng khắp ở các trường, khoa trực thuộc ĐH Huế. Khảo sát tình hình giảng dạy trực tuyến tại các đơn vị cho thấy, ngoài các đơn vị đặc thù đào tạo về thể chất, nghệ thuật thì nhiều trường như: ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học, ĐH Ngoại ngữ… đã triển khai đào tạo toàn bộ học phần lý thuyết của học kỳ 2 (của năm học) theo hình thức trực tuyến. Ngay cả Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có khá ít sinh viên cũng đã sử dụng phần mềm để dạy trực tuyến và đã giảng dạy 40 học phần.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế cho biết, nhiều trường đào tạo trên hệ thống qua google classroom và google meet. Hình thức đào tạo khá bài bản, từ việc thiết kế bài giảng trực tuyến, đưa vào các tình huống, mô phỏng trong từng môn học và tương tác sinh viên, đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Các đơn vị đào tạo cũng bố trí lịch học, thời khóa biểu cụ thể để sinh viên theo dõi.

Theo PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, điểm hay là vấn đề dạy học và quản lý sinh viên khá tốt. Với nền tảng công nghệ, sinh viên có thể vào học, xem lại kiến thức nếu cần thiết và giảng viên có thể theo dõi quá trình này. “Theo khảo sát, chỉ có khoảng 9 - 10 sinh viên/4.000 sinh viên của trường chưa thể đáp ứng vì lý do phương tiện, máy móc và đường truyền. Tuy nhiên, vấn đề này, ĐH Huế và nhà trường cũng đã có giải pháp”, PGS.TS. Lê Anh Phương khẳng định.

Đại diện lãnh đạo ĐH Huế phân tích, đào tạo trực tuyến là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 và cũng để giải quyết khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Trước khi triển khai chính thức, các trường đã tìm hiểu, khảo sát sinh viên. Với những trường hợp quá khó khăn về hạ tầng công nghệ, ĐH Huế và các trường có thể linh động, cho sinh viên bảo lưu một số học phần và tiếp tục học sau thời gian hết dịch.

Thu Thảo, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ chia sẻ: “Từ những hướng dẫn, tương tác với giảng viên, hiện nay em và các bạn đã quen dần với hình thức học trực tuyến. Tuy có bất tiện hơn so với cách học trực tiếp, nhưng vẫn theo bài kịp”.

Đảm bảo chất lượng đầu ra

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, giống như hình thức đào tạo trực tiếp, vấn đề đảm bảo chất lượng đầu ra đối với đào tạo trực tuyến được ĐH Huế và các đơn vị đào tạo quan tâm. ĐH Huế đã ban hành các quy định, hướng dẫn, xây dựng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đối với đào tạo trực tuyến với nguyên tắc chính là đảm bảo chất lượng cho các chuẩn đầu ra học phần.

Theo lãnh đạo ĐH Huế, để tổ chức và quản lý đào tạo qua mạng, công nhận kết quả học tập theo phương thức đào tạo trực tuyến, các đơn vị phải đảm bảo hệ thống quản lý học tập và hệ thống quản lý nội dung học tập với đầy đủ công cụ học liệu… Ngoài ra, các trường, khoa, phân hiệu phải triển khai giám sát quá trình đào tạo, có hệ thống kiểm tra đánh giá đảm bảo tính trung thực, khách quan theo chuẩn đầu ra từng học phần. “ĐH Huế cũng lập các đoàn kiểm tra. Ngoài ra, trên hệ thống, cán bộ phụ trách của ĐH Huế cũng có thể theo dõi quá trình dạy – học của các đơn vị để đảm bảo chất lượng”, TS. Nguyễn Công Hào nói thêm.

TS. Nguyễn Thị Tường Vi chia sẻ, các bài giảng được thiết kế theo hình thức đào tạo trực tuyến được thông qua tổ trưởng chuyên môn thẩm định để đảm bảo chất lượng. Mỗi buổi học, để theo dõi mức độ hiểu bài của sinh viên, giảng viên thường xuyên ra bài tập, có ấn định thời gian làm bài để giảng viên có thể theo dõi.

Đại diện ĐH Huế cho rằng, ngoài hướng dẫn tính điểm quá trình, đối với phương án thi, nếu buộc phải thi theo hình thức trực tuyến, các trường đã chuẩn bị sẵn kịch bản, có thể thi kết thúc học phần qua vấn đáp, trình bày dự án, trắc nghiệm, tự luận… theo hình thức trực tuyến, với trọng số tối thiểu là 50% tổng điểm của học phần, đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Sẽ xem xét vấn đề học phí

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế cho biết, về mặt lý thuyết, khi đã có quy định giảng dạy, có thầy dạy – trò học, đánh giá điểm và các vấn đề khác thì ở bậc ĐH có cơ sở thu học phí.

So với các ĐH khác, các địa phương khác, mức học phí của ĐH Huế là khá thấp. Vì vậy, ĐH Huế chưa có quyết định về giảm học phí. Tuy nhiên, ĐH Huế đang nghiên cứu kỹ, tùy tình hình thực tế sẽ có những quyết định liên quan đến học phí trong bối cảnh đào tạo trực tuyến.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế:
Lần đầu tiên tổ chức Hội đồng Bảo vệ đề cương Luận án Tiến sĩ

Ngày 5/12 Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Huế đã tổ chức Hội đồng Bảo vệ đề cương Luận án Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh (Trương Kiếm) với đề tài “Tâm lý học giáo dục qua học thuyết Nghiệp trong Luận Câu xá”.

Lần đầu tiên tổ chức Hội đồng Bảo vệ đề cương Luận án Tiến sĩ

TIN MỚI

Return to top