ClockThứ Hai, 09/09/2019 14:25

Phát triển các trường tư thục: Cần có hướng đi phù hợp

TTH - Lâu nay, các trường tư thục phát triển manh mún lại khó kéo dài, thậm chí nhiều trường đã phải giải tán. Cần một hướng đi phù hợp cho hệ thống trường tư để có thể "sống khỏe" trên vùng đất học.

Tuyệt đối không được thay đổi đồng phục của nhà trườngNăm học mới, tăng cường “dạy người”Sáng tạo cách làm, thay đổi nhận thức

Trong một tiết học của học sinh Trường THPT Chi Lăng​

Chuộng trường công lập

Người Huế vẫn có nhu cầu cho con học trường tư thục chất lượng cao để được chăm sóc, tiếp cận với môi trường chuẩn quốc tế, xa hơn là tiện trong việc tìm học bổng để đi du học. Thế nhưng, hơn chục năm qua không ít trường tư thục được thành lập chưa được bao lâu lại phải đóng cửa.

Ý tưởng ban đầu là xây dựng hệ thống trường học chất lượng cao theo chuẩn quốc tế từ mầm non đến trung học phổ thông có quy mô. Song, đầu vào èo uột cộng thêm chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên nhiều cơ sở đầu tư chưa “đến đầu, đến đũa”. Thậm chí, có trường còn nợ nần chồng chất kéo theo nhiều hệ lụy khi nợ tiền bảo hiểm xã hội, nợ lương giáo viên…và kết cục phải phá sản.

Trường tư thục mầm non chất lượng cao lại "ăn nên làm ra" khi phụ huynh đầu tư cho con học các trường này vì được chăm sóc tốt. Còn từ tiểu học lên bậc trung học phổ thông (THPT) lại khó phát triển. Thế nên, không lạ khi năm học nào cũng có học sinh cấp tiểu học, THCS đã đăng ký học các trường tư thục lại nháo nhác tìm trường công lập khi khai giảng cận kề mà trường lại tuyên bố trả hồ sơ. Nguyên nhân do ít người học nên không mở lớp được.

Tâm lý phụ huynh vẫn muốn con em học trường công lập, thậm chí, trường càng có bề dày truyền thống càng được ưa chuộng. Hơn nữa, các trường công lập ở Huế không thiếu, có trường còn tuyển không đủ chỉ tiêu, lại được tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư từ nguồn ngân sách để đạt chuẩn quốc gia nên ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Học phí trường tư thục cao gấp nhiều lần trường công, trong khi “thương hiệu” trường tư lại chưa đủ mạnh là nguyên nhân khiến nhiều trường tư thục “chết yểu”. Cô Văn Thị Yến Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng, cho hay: Khó khăn mà trường đang phải đối mặt là số lượng tuyển sinh hằng năm rất bấp bênh và không cao, khoảng từ 30-70 em. Số lượng này phụ thuộc vào lượng tuyển sinh của các trường công lập trên địa bàn tỉnh.

Đầu vào của Trường THPT Chi Lăng khá thấp

Tìm lối đi riêng

Năm học 2018-2019, Trường THPT tư thục Chi Lăng có 32/34 học sinh (chiếm tỷ lệ trên 94%) đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia, cao hơn tỷ lệ trung bình của toàn tỉnh. Còn sớm để khẳng định thương hiệu, song, đây là một trường tư thục cầm cự khá tốt khi có năm tưởng chừng đóng cửa vì không tuyển đủ học sinh.

Đầu vào của các em học ở Trường THPT Chi Lăng khá thấp, sau khi không đậu ở các trường công lập. Khảo sát đầu năm vào lớp 10 của trường cho thấy, đa số các em đều đạt điểm 0 môn toán. Thế nên, nhà trường phải mất những tháng hè để ôn tập cho học sinh lớp 10 kiến thức từ lớp 6. Phương pháp học cũng khá vất vả khi các em học hai buổi/ngày; buổi tối giáo viên còn phải dò bài cho từng em một.

Các trường tư hiện nay có xu hướng chuyển sang hướng phát triển toàn diện kỹ năng, nhất là tiếng Anh và hệ thống bán trú, nội trú. Với mức học phí 1,2 triệu đồng/tháng và chất lượng đầu ra khá ổn, khiến nhiều phụ huynh dù có cuộc sống còn khó khăn nhưng vẫn “thắt lưng, buộc bụng” để cho con theo học trường này. Thế nên, chuyện phụ huynh nợ học phí, hoặc đóng nhiều lần không còn là chuyện lạ ở các trường tư thục.

Gia đình có điều kiện hơn, phụ huynh lại chọn cho con vào Trường Quốc tế Giáo dục Phượng Hoàng với mức học phí khá cao. Ở độ tuổi mầm non, các em đóng trên 2,6 triệu/tháng; tiểu học là gần 8,2 triệu đồng/học kỳ; THCS gần 11 triệu đồng/học kỳ. Riêng THCS quốc tế gần 39 triệu đồng/học kỳ.

Năm học 2018-2019, toàn trường có 35 học sinh đăng ký học lớp 1 và 12 em đăng ký lớp 6, thậm chí, có lớp chỉ tuyển sinh được 4 em nhưng nhà trường vẫn phải duy trì. Chị Nguyễn Thị Ý, có con học lớp 1 Trường Quốc tế Giáo dục Phượng Hoàng, chia sẻ: Con tôi được học chương trình song ngữ, nhất là môn toán, khoa học… Giáo viên quan tâm khi lớp học chưa đến 20 em. Cơ sở vật chất khá hiện đại khi có đầy đủ các phòng chức năng và các công trình khép kín.

Theo thầy Nguyễn Cao, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Giáo dục Phượng Hoàng, toàn trường có 250 em theo học, trong đó gần 100 học sinh tiểu học. Con số tuyển sinh thường không ổn định qua các năm, song nhiều phụ huynh có điều kiện vẫn muốn "chọn mặt, gửi vàng" khi nhà trường cam kết tìm học bổng cho các em đi du học”.

Nếu như các trường tư cứ chờ đợi học sinh không đủ điểm ở các trường công nộp hồ sơ sang học như hiện nay thì rất khó để phát triển bền vững. Các trường phải tự “lột xác”, thay đổi chiến lược phát triển, đầu tư cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có chất lượng… Không thể có lối ra cho thực trạng các trường ngoài công lập nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước và sự nỗ lực đổi mới chất lượng của các trường này.

Bài, ảnh:  HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top