ClockThứ Năm, 25/05/2023 13:30

Sinh viên ngại nghiên cứu khoa học

TTH - Dù được đào tạo, cấp kinh phí, có những ưu tiên cộng điểm trong đánh giá, song nhiều sinh viên (SV) vẫn có tâm lý e ngại, bị động, chưa mặn mà tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH).

Cô sinh viên dân tộc Pa Cô say mê nghiên cứu khoa học“Quả ngọt” từ hoạt động nghiên cứu khoa họcThúc đẩy chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

leftcenterrightdel
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên rất quan trọng 

Làm cho có

Làm một khảo sát nhỏ với nhiều SV các trường đại học (ĐH) tại Huế về việc tham gia NCKH, các phản hồi của SV cho thấy mức độ quan tâm hoạt động này còn thấp. N.H.T, một SV của ĐH Huế thẳng thắn thừa nhận: “Ngay cả khi đăng ký đề tài khóa luận tốt nghiệp, em cũng đăng ký qua loa, lên mạng tìm đề tài nào có nhiều tư liệu liên quan để làm. Trong quá trình học ĐH, em quan tâm đến học tập nhiều hơn và không mặn mà với NCKH”.

T.H.T không phải là trường hợp cá biệt. Thực trạng ngại NCKH cũng được nhiều người đang ngồi trên ghế giảng đường thừa nhận. Nhiều SV làm các tiểu luận, niên luận, khóa luận một cách làm cho có, chưa thực sự đầu tư nghiêm túc. SV cũng chưa tích cực tham gia các nhóm NCKH.

Mới đây, tại hội nghị NCKH sinh viên năm 2023, đại diện Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, cho biết dù nhà trường rất quan tâm đến hoạt động NCKH của SV và triển khai hàng loạt giải pháp, song trong 3 năm gần nhất (2020 - 2022), số đề tài NCKH cấp SV lần lượt là 61 - 41 - 46 đề tài. Nhà trường cũng trăn trở là dù có giải thưởng khoa học và công nghệ của SV, nhưng chủ yếu mới có giải ba và giải khuyến khích ở cấp giải thưởng ĐH Huế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

TS. Hà Viết Hải, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Trường ĐH Sư phạm cho rằng, thực trạng SV ngại NCKH tồn tại và có phân hóa. Có khá nhiều SV giỏi lại đam mê hăng say NCKH, thậm chí có được bài báo công bố quốc tế, nhưng cũng có nhiều SV không quan tâm NCKH, ưu tiên việc học hơn.

Thiếu tự tin, kỹ năng

Đặt câu hỏi vì sao SV ngại NCKH, nhiều trường hợp cho rằng, ngay cụm từ NCKH khiến các em liên tưởng đến những vấn đề vĩ mô, sợ quá khả năng bản thân. Một SV ĐH Huế so sánh, thông thường việc học sẽ đơn giản hơn. Chỉ đến kỳ thi mới có đôi chút áp lực. Còn đối với NCKH, chắc chắn phải khiến người làm nghiên cứu tư duy nhiều. Vì thế, dù nhà trường khuyến khích, hướng dẫn, cấp kinh phí và có những chính sách ưu tiên cộng điểm, nhưng rất nhiều SV chưa mặn mà.

Theo đại diện các trường, hoạt động NCKH ở trường ĐH rất quan trọng. Chính phủ cũng có Nghị định về quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH, trong đó mức đầu tư cho cho SV và người học hoạt động NCKH tối thiểu là 3% nguồn thu học phí của trường. Tuy nhiên, đáng tiếc là chưa tạo được sức hút với SV,  dù đối với các em, yêu cầu và định hướng chủ yếu là tập cách làm quen với NCKH.

Một lý do khác khiến SV chưa mặn mà NCKH là thiếu nền tảng từ bậc phổ thông. Dù thời gian học ĐH lên đến 4-5 năm, SV y dược lên đến 6 năm nhưng "chưa đủ lớn" để thay đổi tư duy, quan niệm của một số SV. Lý do là từ các bậc học nhỏ hơn, chương trình phổ thông còn hạn chế ở tính thực hành; học sinh chưa được tiếp cận, cũng  như thiếu kỹ năng để tham gia hoạt động NCKH.

TS. Nguyễn Văn Huế, Phó Trưởng phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế và Thông tin thư viện Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế phân tích, NCKH của SV còn bị động, SV chưa thực sự đam mê cho công tác NCKH do đó chất lượng hoạt động này của sinh viên chưa cao. Xu hướng phát triển của công nghệ cũng làm thay đổi đam mê, sở thích của SV, khiến các em dần ít thích vào phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, kinh phí hạn chế, chưa thực sự tạo động lực, thu hút SV, lan tỏa. Ngoài ra, chế độ khuyến khích, động viên giáo viên hướng dẫn, SV còn chưa tương xứng, chưa thực sự đủ lớn để tạo hứng thú cho SV NCKH.

Tạo điều kiện tốt cho sinh viên

Tại môi trường ĐH, hoạt động đào tạo và NCKH đều quan trọng. Dù hoạt động NCKH chưa yêu cầu SV phải nghiên cứu những công trình lớn, tạo được sản phẩm phục vụ xã hội nhưng việc NCKH ở giai đoạn này lại trang bị cho các em nền tảng để làm quen với hoạt động nghiên cứu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phục vụ việc học và nâng cao kiến thức, hay tham gia ở các môi trường công việc sau này. Giải pháp quan trọng nhất là đòi hỏi chính SV phải chủ động hơn trong việc tham gia NCKH một cách nghiêm túc.

Các cấp ngành, trường học cũng phải có giải pháp tạo đam mê NCKH và thu hút SV tham gia. Theo TS. Nguyễn Văn Huế, cần phải tăng cường nguồn lực cho NCKH, tăng kinh phí nghiên cứu; tạo môi trường thu hút sinh viên tham gia NCKH, đồng thời gắn kết SV NCKH và đào tạo; tăng cường tập huấn phương pháp NCKH cho SV, lựa chọn các ý tưởng NCKH tốt để đầu tư trọng điểm. Về lâu dài, cần gắn kết SV NCKH với hoạt động định hướng nghề nghiệp của các trường cấp 3...

Xu hướng SV ưa thích các NCKH mang tính ứng dụng, tạo được sản phẩm. Dựa vào mức độ quan tâm của SV, đơn vị đào tạo cũng cần nghiên cứu hướng đề tài, gắn với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, mang lại những trải nghiệm cho SV.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top