ClockThứ Tư, 08/03/2023 06:48

Sinh viên sử dụng ChatGPT để hỗ trợ học tập

TTH - Quá trình học đại học (ĐH), các bạn sinh viên đều phải trang bị kỹ năng và thói quen tự học để bắt kịp nhịp độ giảng dạy của thầy, cô. Khi được tiếp cận với các công cụ công nghệ mới, điển hình như ChatGPT, sinh viên có thể rút ngắn thời gian hơn trong quá trình tự học.

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPTTương lai khác từ ChatGPT

leftcenterrightdel

Sinh viên không nên “dựa dẫm” vào ChatGPT (ảnh minh họa). Ảnh: MC

Nâng cao tinh thần tự học

Gần đây, Nguyễn Thị Hải Yến (22 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế) bắt đầu sử dụng công cụ ChatGPT để phục vụ việc học. Yến chủ động tìm hiểu thông tin về bài học từ ChatGPT, chỉ khi có những kiến thức chuyên sâu và không tìm được nguồn thông tin để giải đáp, cô mới đặt câu hỏi với giảng viên của mình.

“Mình xác định mục tiêu khi học với “người máy” về một chủ đề là tính đa thông tin, các thông tin có thể tổng hợp lại tương đối nhanh chóng nhờ sử dụng ChatGPT. Khi nhận câu trả lời, nếu không đáp ứng được nhu cầu thông tin, mình hỏi lại kỹ hơn hoặc tìm kiếm thêm thông tin từ nguồn khác”, Hải Yến chia sẻ.

Có thể thấy, sinh viên có thể sử dụng công cụ ChatGPT để tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức so với việc tìm kiếm thông tin qua các nguồn khác. Nó cũng giúp các bạn giải quyết các vấn đề về học tập và đưa ra lời khuyên cho những thắc mắc xoay quanh đến vấn đề việc làm, tương lai… Đặc biệt, ChatGPT cung cấp cho sinh viên cơ hội để giao tiếp với một hệ thống AI, giúp họ cải thiện kỹ năng giao tiếp với “người máy”; từ đó, nâng cao kỹ năng giao tiếp với các hệ thống công nghệ khác trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu chỉ hỏi và đọc câu trả lời từ ChatGPT một cách đơn thuần, kỹ năng tự học của bạn sẽ chưa hoàn toàn hiệu quả. Hải Yến nói thêm: “Mình nghĩ, các bạn sinh viên nên thử áp dụng kiến thức mà họ đã học được vào các bài tập hay vấn đề thực tế để kiểm tra và củng cố kiến thức. Việc học với ChatGPT là không giới hạn về không gian, thời gian nên mình có thể tiếp tục học và lặp lại quá trình này để nâng cấp tri thức bản thân mỗi ngày bằng việc lĩnh hội kiến thức đa lĩnh vực”.

Tiện dụng là thế, nhưng hiện nay ChatGPT chưa thật sự phổ biến trong giới học sinh, sinh viên. Nguyên do vì "người bạn ảo" này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và mới chỉ vừa cho phép người dùng tại Việt Nam sử dụng thông qua đăng ký có thu phí 20 USD/tháng với phiên bản ChatGPT Plus. Đối với sinh viên, khoản phí này tương đối lớn nên nhiều bạn dù muốn thử vẫn chưa biết làm sao để sử dụng công cụ này. "Mình xem hướng dẫn trên mạng thì phải có số điện thoại nước ngoài - đất nước có tên trong danh sách hỗ trợ của đơn vị phát triển ChatGPT, để nhận tin nhắn chứa mã kích hoạt tài khoản. Người dùng có thể bỏ từ 0,1 - 0,75 USD để thuê một số điện thoại nước ngoài, phục vụ cho việc đăng ký. Bên cạnh đó, để truy cập vào ChatGPT người dùng còn phải thay đổi vị trí định vị mạng internet. Do có nhiều bước khá loằng ngoằng nên nhiều người cảm thấy phức tạp, bỏ qua ý định dùng thử ứng dụng này", Nguyễn Nhật Huy, sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế phân tích.

Không “dựa dẫm” vào ChatGPT

Đang thực hiện một đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành đang học, Ngô Hữu Bình, sinh viên Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đã thử sử dụng công cụ ChatGPT để làm sáng tỏ vấn đề, đối tượng nghiên cứu của mình.

“Mình nghĩ, trong quá trình nghiên cứu, ChatGPT chỉ là một công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình tìm kiếm thông tin nhanh để dễ tổng hợp và dữ liệu cập nhật chưa đầy đủ đến thời điểm hiện tại. Còn lại những bước phân tích, đánh giá, xử lý các biến số, số liệu đều phải tự bản thân sinh viên thực hiện mới có thể hiểu rõ về vấn đề nghiên cứu”, Hữu Bình chia sẻ.

Bên cạnh những lợi ích mà ChatGPT mang lại, có nhiều ý kiến cho rằng, các sinh viên sẽ lợi dụng công cụ này để gian lận trong các bài tiểu luận hay các kỳ thi. PGS.TS Hoàng Công Tín, Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế nhận định, năng lực của sinh viên nên được đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập thông qua việc làm việc nhóm, làm bài tập ở lớp, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, hay làm đồ án môn học. Vì vậy, việc giáo dục và hướng dẫn sinh viên sử dụng công cụ công nghệ nói chung và ChatGPT nói riêng sao cho hiệu quả, đúng cách, có “đạo đức học thuật” là rất cần thiết.

PGS.TS. Hoàng Công Tín chia sẻ thêm, ông và các sinh viên cũng đã có ứng dụng ChatGPT trong những tiết dạy. Ông cho rằng, điều này sẽ giúp cho sinh viên khám phá tri thức dễ dàng hơn và dễ tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi. Tuy nhiên, các bạn sinh viên khi sử dụng các công cụ này cần đảm bảo phù hợp với quy định nhà trường về các vấn đề liêm chính trong quá trình học tập hay nghiên cứu khoa học.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top