ClockThứ Năm, 21/12/2023 07:16

Sớm cải thiện chính sách tiền lương cho nhà giáo

TTH - Lương và chính sách cho nhà giáo là vấn đề được nhiều người quan tâm thời gian qua. Thực tế, mức lương hiện nay khiến giáo viên rất khó khăn khi chưa đủ trang trải cuộc sống.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghềHoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục

Cô và trò Trường tiểu học Trần Quốc Toản, TP. Huế 

Lương chưa đủ sống

Hơn 20 năm là giáo viên mầm non, cô giáo Trần Thị Hiền (Trường mầm non Thủy Thanh 2, thị xã Hương Thủy) gặp rất nhiều khó khăn khi đồng lương giáo viên thấp, không đủ để trang trải cuộc sống. Mỗi ngày, công việc của cô giáo Hiền bắt đầu từ lúc 6h45 đến sau 17h, đôi khi còn phải mang việc ở trường về nhà làm nên chị cũng không thể làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Chưa kể, công việc của một giáo viên mầm non khá vất vả.

Cô Hiền kể: “Thuở mới vào nghề, mức lương của tôi chỉ vài trăm nghìn đồng, đến nay là 9 triệu đồng/tháng. Tuy lương đã được nâng lên theo thời gian, nhưng vẫn chưa đáp ứng được đời sống do giá cả sinh hoạt phí ngày càng tăng. Tôi công tác 20 năm mới được mức lương như hiện nay chứ lương của giáo viên mới ra trường rất thấp”.

Vào nghề đã 10 năm, thầy giáo Nguyễn Ngọc Nghĩa, giáo viên Trường THPT A Lưới hiện có mức lương khoảng 9 triệu đồng. Vợ anh công tác cùng trường lương khoảng 8 triệu đồng. Nhà ở TP. Huế, hàng tuần, vợ chồng anh phải vượt quãng đường khá xa từ Huế lên A Lưới dạy học nên rất vất vả, chưa kể chi phí xăng xe, đi đường khá tốn kém. Tuy vậy, vợ chồng anh vẫn luôn tâm huyết với nghề.

Công việc của giáo viên mầm non vất vả nhưng mức lương chưa tương xứng 

Thầy giáo Nghĩa chia sẻ: “Nói lương không đủ trang trải cuộc sống thì vô cùng. Vợ chồng tôi tiết kiệm, chỉ chi tiêu những khoản trong điều kiện khả năng cho phép nên cũng không túng thiếu. Tuy vậy, chúng tôi luôn mong chính sách tiền lương dành cho nhà giáo sẽ được cải thiện, để đời sống giáo viên, nhất là giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện”.

Để bảo đảm cuộc sống, một số giáo viên phải kiếm thêm việc làm bên ngoài, bán hàng qua mạng. Mấy năm trước, cô giáo X.S, một giáo viên dạy văn ở TP. Huế vẫn miệt mài bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Giữa cơn “bão giá”, đồng lương ít ỏi của một giáo viên không đủ để nuôi con, hàng ngày, sau giờ dạy, chị S. chịu khó đi ship hàng cho khách. Sau này, chị tìm được việc làm thêm bán bảo hiểm tương đối nhẹ nhàng hơn.

Cần có chính sách riêng cho nhà giáo

Nhiều năm qua, lương, phụ cấp của giáo viên so với các ngành nghề khác không được cải thiện là bao và chưa đãi ngộ xứng đáng. Tuy Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng lương, nhưng do giá cả hàng hóa tăng theo, các điều kiện khác của xã hội thay đổi, nên lương, phụ cấp giáo viên vẫn chưa đủ trang trải, đáp ứng điều kiện sinh hoạt bình thường của một gia đình với 2 con nhỏ.

Công việc vất vả nhưng lương không tương xứng với thời gian, công sức giáo viên cống hiến cũng là lý do thời gian qua có nhiều giáo viên đã nghỉ việc hoặc chuyển việc. Để vừa theo đuổi nghề mình đã chọn, vừa đảm bảo trang trải cho cuộc sống, một số giáo viên ngoài giờ lên lớp phải đi làm thêm với nhiều công việc khác nhau để có thu nhập thêm cho gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Mong muốn lớn nhất của tất cả các nhà giáo là cần có mức lương, chế độ thưởng, đãi ngộ xứng đáng với đặc thù của ngành giáo dục, để giáo viên “sống” được với đồng lương. Có như vậy, họ có thể yên tâm công tác, tập trung giảng dạy và nâng cao trình độ mà không cần làm thêm nghề khác.

“Mức lương vẫn chưa đáp ứng được đời sống để thầy cô yên tâm gắn bó với nghề, đặc biệt là giáo viên mầm non. Trong khi đó, đặc thù giáo viên mầm non, thời gian làm việc thực tế lên đến gần 10 giờ/ngày. Tôi thấy cần tăng lương và xếp hạng cho giáo viên mầm non tương ứng như cấp học khác. Tôi đã có bằng đại học cách đây 10 năm, nhưng vì chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định nên hiện vẫn đang hưởng mức lương cao đẳng”, cô giáo Trần Thị Hiền bày tỏ.

Lương và chính sách cho nhà giáo cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đề cập nhiều trong các phiên chất vấn của Quốc hội. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ sớm có chính sách ưu tiên đãi ngộ, chế độ tiền lương tương xứng với công sức nhà giáo để các thầy, cô giáo yên tâm công tác, đảm bảo chất lượng dạy học.

Tại cuộc đối thoại của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhà giáo, đã có 6 nghìn câu hỏi gửi tới Bộ trưởng, trong đó phần lớn liên quan đến vấn đề này. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói, sẽ tiếp tục có kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo, kiến nghị lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp.

Về lâu dài, để cải thiện đời sống, khắc phục tình trạng giáo viên chuyển việc, bỏ nghề, cần cơ chế chính sách tiền lương và phụ cấp ưu đãi riêng dành cho nhà giáo để các thầy, cô giáo yên tâm gắn bó với nhiệm vụ “trồng người” cao cả.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023)
Vượt khó mang con chữ lên vùng cao

Với giáo viên công tác ở vùng cao, ngoài tâm huyết với nghề, hành trang thầy cô giáo mang theo còn là tình yêu vô bờ bến dành cho học sinh. Giấc mơ con chữ của học trò vùng cao luôn được nuôi dưỡng từ những hy sinh thầm lặng của các thầy, cô giáo.

Vượt khó mang con chữ lên vùng cao
Thầy giáo “ô chữ”

Trong hơn 20 năm giảng dạy và công tác, thầy giáo Nguyễn Văn Cần, giáo viên môn vật lý Trường THCS Thủy Phương (TX. Hương Thủy) đã liên tục tìm tòi, sáng tạo nên nhiều đề tài hay, bổ ích cho giáo viên và học sinh.

Thầy giáo “ô chữ”
Hai giáo viên được vinh danh là nhà giáo tiêu biểu

Ở khối giáo dục phổ thông, Thừa Thiên Huế có hai giáo viên được Hội đồng xét tặng gương nhà giáo tiêu biểu năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bình chọn là “Nhà giáo tiêu biểu của năm”.

Hai giáo viên được vinh danh là nhà giáo tiêu biểu
Các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp quan trọng cho Đại học Huế và tỉnh nhà

Sáng 11/1, Đại học (ĐH) Huế tổ chức gặp mặt các cán bộ quản lý của ĐH Huế và các trường thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc; các giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc Nhân dân, thầy thuốc Ưu tú đang công tác và đã nghỉ hưu tại Huế nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp quan trọng cho Đại học Huế và tỉnh nhà
Return to top