ClockThứ Tư, 16/08/2023 15:10

Hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục

TTH - Năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), mua sắm trang thiết bị nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn, sẵn sàng bước vào năm học mới.

Phấn đấu đưa Phú Vang trở thành một trong những địa phương đứng đầu về chất lượng Giáo dục - Đào tạoKhảo sát đầu vào để đảm bảo chuẩn chất lượng đầu raThu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

leftcenterrightdel
Trường THCS Trần Cao Vân đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện 

Đầu tư cơ sở vật chất

Là đô thị trung tâm nên hệ thống mạng lưới trường, lớp các cấp học trên địa bàn TP. Huế khá nhiều, trong đó hạ tầng được đầu tư hoàn thiện đảm bảo nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Phòng GD&ĐT thành phố đang quản lý 162 trường học, trong đó có 67 trường mầm non (MN), 57 trường tiểu học (TH) và 38 trường THCS.

Bước vào năm học mới 2023 - 2024, ngành GD&ĐT TP. Huế huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư CSVC trường lớp, mua sắm trang thiết bị giáo dục phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, nhiều dự án cải tạo sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, trang thiết bị phục vụ thay sách… với kinh phí hơn 50 tỷ đồng đã và đang được các trường học triển khai, đảm bảo tốt cho công tác quản lý, giảng dạy và nhu cầu học tập của học sinh.

Trong đó, tháng 5 và tháng 7/2023 UBND TP. Huế có quyết định giao bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 cho các trường để cải tạo, sửa chữa lớp học (2 đợt) với tổng kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng. Các cơ sở trường học được bổ sung vốn đầu tư hạ tầng, như Trường MN Hoa Mai, Phú Dương; TH Lê Lợi, Hương Long, Thủy Xuân; THCS Trần Cao Vân, Thuận An, Tố Hữu…

Cùng với CSVC, năm học 2023- 2024 TP. Huế đã phân bổ hơn 23 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học cho 40 cơ sở trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ thay sách giáo khoa cho 93 trường, đặc biệt ưu tiên cho các cơ sở trường học tại 13 xã, phường mới sáp nhập vào địa bàn thành phố từ 1/7/2021 nhằm đảm bảo đủ trang thiết bị dạy và học, đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Để hoàn thiện hạ tầng cơ sở, ngành GD&ĐT thành phố triển khai Kế hoạch số 2697 về xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trường học giai đoạn 2023- 2025, có 38 trường học được đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh với tổng kinh phí dự kiến 15 tỷ đồng.

Trước đó, năm học 2022-2023, thành phố cũng đã đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị mới đảm bảo công tác quản lý và giảng dạy. Trong đó, tổng kinh phí đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học hơn 30 tỷ đồng; kinh phí mua sắm thiết bị lớp 1, 2, 3, 4 và lớp 6, 7, 8 với hơn 71 tỷ đồng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

leftcenterrightdel
Trong giờ học của cô và trò Trường tiểu học Lê Lợi 

Chú trọng các hoạt động chuyên môn

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế, cùng với việc đầu tư hoàn thiện CSVC, hạ tầng trường lớp, năm học 2023- 2024 thành phố triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Đối với cấp học MN, đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, quan tâm giáo dục an toàn giao thông; thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe với giáo dục phát triển vận động cho trẻ; tăng cường chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một.

Đối với giáo dục tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học phát triển năng lực và phân chất học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chương trình giảm tải, điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đồng thời thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục theo quy định. Ngoài ra, chất lượng giáo dục THCS được các trường chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; trong đó phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương ngăn chặn các tệ nạn xã hội và ma túy xâm nhập vào học đường.

Cùng với hoạt động chuyên môn, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng được thành phố quan tâm, trong đó tiếp tục triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, đẩy mạnh ứng dụng Hue-S để kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn triển khai thí điểm hệ thống quản lý học và thi trực tuyến K12 Online tại 12 trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là hoạt động giáo dục di sản - văn hóa - nghệ thuật. Sau khi Phòng GD&ĐT thành phố và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ký biên bản hợp tác giáo dục di sản, văn hóa, nghệ thuật trong các trường học và triển khai đến các trường tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia vào ngày 16/8/2022, đến nay đã có 23 đơn vị MN, 57 TH và 38 THCS  tham gia chương trình tại các di tích lịch sử, văn hóa Huế với gần 35 ngàn lươt học sinh tham gia.  

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế cho rằng, năm học 2023 - 2024, thành phố tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương thức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi; tổ chức kiểm tra định kỳ và đánh giá xếp loại học sinh đúng quy định. Trong đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục ngày một tốt hơn, chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm đẩy mạnh, chất lượng mũi nhọn tiếp tục duy trì nhằm nỗ lực đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của học sinh trên địa bàn. 

 

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam

Phụ kiện xe VIP - Nơi mang đến giải pháp hoàn hảo cho chiếc xe của bạn. Với hơn 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt, và giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Với các mẫu mã không ngừng cập nhật và cải tiến để phù hợp với xu hướng thị trường, đảm bảo rằng khách hàng luôn tìm thấy những lựa chọn mới nhất và tốt nhất cho xế yêu của mình.

Phụ kiện xe VIP - Nơi mua sắm phụ kiện ô tô chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top