ClockThứ Sáu, 23/02/2024 20:01

Tạo động lực nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên

TTH.VN - Tập trung chỉ đạo thực hiện đạt mục tiêu đề án nâng cao kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2023 – 2024; nâng cao chỉ số chất lượng mũi nhọn quốc gia, quốc tế; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… là những nhiệm vụ được Sở Giáo dục và Đào tạo đặt ra tại hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2023 – 2024 diễn ra ngày 23/2.

Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt giải quốc giaNâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Cô và trò Trường TH Quang Trung, TP. Huế

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong học kỳ 1, việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Toàn ngành đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1. Quy mô mạng lưới trường lớp từ bậc mầm non đến cấp THPT và các cơ sở giáo dục tư thục cơ bản đáp ứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương và điều kiện đi lại học tập của học sinh.

Các trường đã chủ động trong việc tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là việc linh hoạt trong sử dụng sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ dạy học. Giáo dục mũi nhọn tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực đáng ghi nhận, khẳng định vị trí trong top 10 về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia khi có 74/93 học sinh dự thi đạt giải, đạt tỉ lệ 79,6% (tỉ lệ đạt giải trung bình toàn quốc đạt 55,79%); trong đó, có 7 học sinh được chọn vào vòng dự tuyển thi quốc tế.

Hội nghị cũng đã đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1, như: Công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục thấp; chưa có hệ thống trường ngoài công lập chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân, chủ yếu vẫn còn dựa vào ngân sách Nhà nước. Công tác tham mưu cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính mặc dù được tăng cường nhưng vẫn chưa đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa và đảm bảo trường, lớp học 2 buổi/ngày; tỷ lệ phòng học bán kiên cố còn cao. Số trường đạt chuẩn quốc gia nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là cấp THPT…

Trong học kỳ 2, ngành sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đạt mục tiêu đề án nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2023 – 2024; nâng cao chỉ số chất lượng mũi nhọn quốc gia, quốc tế, tăng cả về số lượng và chất lượng giải; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT nghiêm túc, an toàn, chất lượng. Đồng thời, huy động các nguồn lực để chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 năm học 2024 – 2025; thực hiện tốt việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.

Ngành cũng sẽ tập trung rà soát biên chế toàn ngành để nắm tổng thể, đánh giá cụ thể và tham mưu UBND tỉnh các chính sách về đội ngũ phù hợp; tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên có cùng chuyên môn hoán đổi vị trí công tác, luân chuyển tiệm cận gần nhà nhằm giảm áp lực và tạo động lực nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ…

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Return to top