ClockThứ Hai, 17/01/2022 16:29

Tập trung kiểm định để nâng cao chất lượng đào tạo

TTH - Những năm qua, Trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ là một trong những trường thành viên của ĐH Huế luôn triển khai và thực hiện thường xuyên công tác tự đánh giá, cũng như đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo (CTĐT) với các tổ chức uy tín trong nước. Kiểm định để nâng cao chất lượng luôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm của Nhà trường trong thời gian qua.

Hợp tác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ caoKiểm định chất lượng 3 chương trình đào tạo của Trường đại học Sư phạmKiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường đại học Ngoại ngữ

Trường ĐH Ngoại Ngữ có cơ sở hạ tầng và CTĐT đã được kiểm định, phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Ảnh: NVCC

Đến thư viện Trường ĐH Ngoại ngữ, tôi gặp không ít các bạn sinh viên đang học tập, nghiên cứu tài liệu. Nguyễn Phước Nguyên, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ cho biết, thư viện nhà trường có nguồn học liệu đầy đủ, phong phú bao gồm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo ở dạng bản in và bản điện tử, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học.

Trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Ngoại ngữ xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quy mô, hiện đại. Trường có khuôn viên rộng gồm ba giảng đường lớn với 76 phòng học, có hệ thống thang máy ở các giảng đường. Hệ thống phòng học, phòng làm việc, giảng đường và phòng thực hành đều được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được quy mô đào tạo của từng ngành học. Trường có đủ các thiết bị thông tin, hệ thống internet và hệ thống mạng ổn định hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý điều hành. Các bạn sinh viên đều cảm thấy cơ sở vật chất của nhà trường rất tốt, thuận lợi cho sinh viên học tập, sinh hoạt các câu lạc bộ và phát triển kỹ năng mềm.

Thực hiện kế hoạch chiến lược bảo đảm chất lượng giáo dục giai đoạn 2015-2020, Trường ĐH Ngoại ngữ đã tiến hành công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học được Bộ GD&ĐT quy định. Theo TS. Nguyễn Hồ Hoàng Thủy, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục, công tác tự đánh giá cơ sở đào tạo đã được thực hiện theo bộ tiêu chuẩn gồm 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí. Tháng 3 năm 2018, trường đã được Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Trung tâm KĐCLGD của ĐHQG Hà Nội thông qua và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo Quyết định số 142/QĐ-KĐCL ngày 30/3/2018 với tỷ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 82%.

Bên cạnh công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định chất lượng CTĐT cũng là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn hiện nay của nhà trường. CTĐT được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT, là cơ hội tốt để nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống, toàn diện và khách quan toàn bộ CTĐT của trường, từ đó xác định những điểm mạnh và hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng của CTĐT, dần tiến tới các tiêu chuẩn đào tạo của khu vực và quốc tế. TS. Hoàng Thủy cho biết, vừa qua (từ ngày 21/12 - 24/12/2021), đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thuộc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát chính thức hai CTĐT ngành Ngôn ngữ Anh và ngành Sư phạm tiếng Anh.

Hai chương trình đào tạo này đã được đánh giá dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư 4/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 gồm 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí. Thông qua kiểm định chất lượng CTĐT, Khoa tiếng Anh và nhà trường có cơ hội xem xét toàn bộ hoạt động đào tạo một cách có hệ thống. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, tiệm cận với các CTĐT hiệu quả trên thế giới.

“Qua quá trình khảo sát, đánh giá, đoàn chuyên gia nhận định 2 CTĐT của Khoa tiếng Anh có những thế mạnh rõ rệt trong các phương pháp tiếp cận dạy học và kiểm tra đánh giá. Nội dung các học phần liên tục được cập nhật, bổ sung, các học phần được bố trí logic, có tính kế thừa, số tín chỉ được phân bố hợp lý, tinh giản lý thuyết và tăng giờ thực hành nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, giảng viên có chuyên môn cao, có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho sinh viên trong học tập và rèn luyện... Thời gian tới, Trường ĐH Ngoại ngữ sẽ nỗ lực để thực hiện tự đánh giá và kiểm định một số chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA”, TS. Hoàng Thủy thông tin.

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top