ClockThứ Hai, 10/01/2022 14:34

Hợp tác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao

Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác các Bộ, ngành và đơn vị liên quan trong và ngoài ngành Giáo dục.

Tạo nguồn nhân lực gia nhập thị trường lao động năng độngPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 3: Cần có chiến lược về đào tạo nguồn nhân lựcPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 2: Câu chuyện “chảy máu chất xám” và thu hút nhân tàiPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 1: Tư duy thích làm “thầy” hơn làm “thợ”Lo nguồn lao động giai đoạn thích ứng mớiPhát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóaHợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp

Ông Bùi Văn Linh và Lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trao Thoả thuận hợp tác. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho rằng, trong những năm qua, giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao đã có sự thay đổi lớn. Các trường đại học có vai trò rất lớn, có quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội rất cao, không chỉ có phát triển nguồn nhân lực mà còn tham gia vào nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo, mang lại giá trị cho xã hội, đóng vai trò là Trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức sáng tạo trong xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực không chỉ là trách nhiệm của các trường đại học, mà còn có vai trò rất lớn của các tổ chức, doanh nghiệp, xã hội trong việc phát triển, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Sự tham gia của xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực ngày nay cũng đã khác nhiều so với trước đây.

Với ý nghĩa đó, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) đã có buổi ký kết hợp tác với hàng loạt các trường đại học lớn, viện nghiên cứu, công ty trong và ngoài ngành giáo dục để thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo ông Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, thời gian tới, Trung tâm sẽ triển khai các hoạt động đào tạo, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; hỗ trợ đào tạo các kỹ năng thiết yếu, kỹ năng tiếng Anh, hội nhập quốc tế, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho HSSV.

Trung tâm cũng là địa chỉ kết nối thường xuyên, hiệu quả với thị trường lao động ngoài xã hội với quy mô hiện nay gần 900.000 doanh nghiệp để bố trí thực tập, thực tập tốt nghiệp cho sinh viên, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp (quy mô từ 300-350.000 em/năm); đào tạo lại theo nhu cầu của các doanh nghiệp; Tiến hành các hoạt động đặt hàng xây dựng Đề án nghiên cứu khoa học, Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho các địa phương, ngành; các dự án của World Bank, ADB, Erasmus, One UN, NGO tại Việt Nam…

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top