ClockThứ Sáu, 17/07/2020 19:29

Thúc đẩy đào tạo và nghiên cứu từ hợp tác quốc tế

TTH - Từ những chiến lược trong lĩnh vực hợp tác quốc tế (HTQT), Đại học (ĐH) Huế đang thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Trường đại học Y Dược Huế: Điểm sáng trong nghiên cứu khoa học & hợp tác quốc tế

Trung tâm năng lực vì sự phát triển du lịch bền vững thuộc Dự án TOURIST ra đời là một trong những thành công từ hợp tác quốc tế

Thúc đẩy đào tạo

Sau 7 năm, chương trình VLIR–IUC giai đoạn 2013 - 2023 do Tổ chức VLIR-UOS, Bỉ tài trợ đã hỗ trợ trực tiếp vào việc quản lý và nâng cao năng lực lãnh đạo của ĐH Huế và năng lực cho đội ngũ cán bộ. Đặc biệt, đã tạo cơ hội để tiếp cận, trao đổi, phát triển chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và liên thông trong đào tạo cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyên môn giữa ĐH Huế với các trường ĐH đối tác của chương trình. “7 năm qua, có đến 14 nghiên cứu sinh đã và đang được chương trình VLIR hỗ trợ đào tạo. Chương trình HTQT này mang lại nhiều giá trị, trong đó có việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ”, TS. Nguyễn Xuân Huy, Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế chia sẻ.

Hiện nay, không riêng chương trình VLIR-IUC mà tại ĐH Huế và các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐH Huế có nhiều chương trình, dự án HTQT trong đào tạo mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Điển hình như từ HTQT, Trường ĐH Nông Lâm đã tổ chức đào tạo thành công chương trình tiến sĩ ngành chăn nuôi bằng tiếng Anh, với nguồn học viên không không chỉ từ Việt Nam mà còn có học viên của Lào, Campuchia với nguồn học bổng từ tổ chức của Thụy Điển tài trợ. Đến nay, đã có 4 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và 8 nghiên cứu sinh khác đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. PGS.TS. Lê Đình Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm chia sẻ thông qua HTQT, nhà trường đã tổ chức thành công hoạt động trao đổi sinh viên quốc tế, internship (tạm dịch là thực tập) quốc tế, góp phần xây dựng chuẩn đầu ra về “công dân toàn cầu” cho sinh viên đáp ứng bối cảnh hội nhập quốc tế về lao động.

ĐH Huế đang thực hiện 17 chương trình liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH với các ĐH đối tác ở Pháp, Ý, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Áo… trong lĩnh vực môi trường, y dược, công nghệ sinh học, y học, kinh tế, tài chính ngân hàng, công nghệ thực phẩm…  Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế, thông qua những chương trình mới hợp tác với các đối tác nước ngoài để nhập chương trình nước ngoài hay cùng thiết kế chương trình theo chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam đã tạo ra các ngành đào tạo có chất lượng cao, người học ra trường có môi trường tiếp tục học lên ở các ĐH lớn của thế giới hay làm việc tại nước ngoài. Điểm đặc biệt đối với những chương trình liên kết là học phí và chi phí hợp lý hơn, phù hợp sinh viên miền Trung còn nhiều khó khăn.

GS. Finn E. Kydland (người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2004) thăm và làm việc tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế

Theo đại diện ĐH Huế, mỗi năm học ĐH Huế thu hút hơn 1.000 sinh viên nước ngoài đến học tập, trao đổi sinh viên. Điều đó có được từ việc liên kết, hợp tác tốt với các đối tác. TS. Nguyễn Công Hào khẳng định, một trường ĐH thu hút nhiều sinh viên quốc tế thì uy tín, thương hiệu của họ được đánh giá cao và đó cũng là thước đo xếp hạng ĐH.

Chú trọng hợp tác nghiên cứu

Tại môi trường ĐH, hoạt động nghiên cứu được đặt ngang hàng với hoạt động đào tạo. ĐH Huế định hướng phát triển trở thành ĐH nghiên cứu, vì vậy việc HTQT để nâng cao năng lực nghiên cứu, các sản phẩm nghiên cứu và năng lực cán bộ nghiên cứu rất quan trọng.

TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, HTQT là một trong những mũi nhọn và là một trong các mục tiêu và giải pháp chiến lược của ĐH Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nên ĐH Huế luôn có chiến lược linh hoạt. Chỉ riêng việc HTQT thúc đẩy các hoạt động khoa học - công nghệ, giai đoạn từ 2009 - 2019, ĐH Huế phát triển quan hệ hợp tác thông qua việc ký kết 350 văn bản hợp tác với hơn 200 cơ sở giáo dục, tổ chức quốc tế của trên 30 quốc gia và gặt hái nhiều thành tựu.

Khai giảng khóa học chương trình cao học Quốc tế Okayama - Huế về “Sự bền vững các hệ thống nông thôn và môi trường”.

ĐH Huế đang đặt ra nhiều giải pháp để tạo ra hiệu quả hơn trong lĩnh vực HTQT, không chỉ hợp tác về đào tạo mà còn nghiên cứu, trong đó có việc phát triển đối tác. Hiện, ĐH Huế đang tham gia vào mạng lưới quốc tế và là thành viên chính thức và liên kết của nhiều tổ chức như MI (Mekong Institute – Viện Nghiên cứu Mekong), AUN (mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á ), WUN (mạng lưới các trường ĐH thế giới)… Theo TS. Nguyễn Xuân Huy, muốn xuất bản quốc tế tốt, cần liên kết với nước ngoài nhằm tạo ra mạng lưới nghiên cứu quốc tế. Vấn đề này mang lại nhiều lợi ích bởi trong các chỉ số xếp hạng ĐH, đều có tính bài báo thuộc mạng lưới liên kết với thế giới và ĐH Huế cũng đang chú trọng các giải pháp để thực hiện.

Thời gian tới, ĐH Huế tiếp tục ký kết hợp tác với nhiều đổi tác quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, tăng cường quan hệ hợp tác, tham dự các phiên họp trong khuôn khổ các chương trình, dự án đang thực hiện cũng như các hội thảo quốc tế cấp cao. Đồng thời, thông qua các mối quan hệ HTQT sẽ kết nối, tìm các dự án để phát triển những mục tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Return to top