ClockThứ Hai, 28/09/2020 15:07

Ưu tiên đầu tư cho các trường đại học đã được thế giới và khu vực xếp hạng

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) đã được thế giới và khu vực xếp hạng, CSGDĐH định hướng nghiên cứu, đầu tư và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh

Bao giờ đất học chuyển mình? - Kỳ 1: Khẳng định thương hiệu giáo dục đại tràThêm kinh nghiệm khởi nghiệp cho phụ nữMuốn người khác làm, bản thân phải gương mẫuTạo điều kiện cho sinh viên công nghệ tiếp cận với thực tiễn ngành nghề6 tập thể, cá nhân thuộc Đại học Huế được vinh danhNhập học - tân sinh viên & những chuyện cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trong cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH), để hoàn thiện dự thảo Nghị định sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trong cơ sở giáo dục đại học đầu tiên hy vọng sẽ “cởi trói” cho giáo dục đại học Việt Nam

Đến ngày 17/9/2020, Bộ Tư pháp đã có báo cáo thẩm định đối với dự thảo Nghị định. Trong đó thống nhất về sự cần thiết xây dựng Nghị định; sự phù hợp của dự thảo Nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính tương thích với các điều ước, về tuân thủ các thủ tục hành chính, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới,…

Ban soạn thảo đã tiếp thu, giải trình 28 ý kiến của Bộ Tư pháp về các nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, đơn vị quản lý và hỗ trợ hoạt động KHCN, nhóm nghiên cứu mạnh, đầu tư cơ sở vật chất, quỹ phát triển KHCN, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định dự thảo Nghị định có nhiều bước đột phá, bám sát mục tiêu thúc đẩy toàn diện hoạt động KHCN trong các CSGDĐH.

Trong đó, khuyến khích ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các CSGDĐH đã được thế giới và khu vực xếp hạng, CSGDĐH định hướng nghiên cứu, đầu tư và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hoạt động KHCN trong CSGDĐH hiện nay.

Khuyến khích thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Dự thảo Nghị định đặc biệt tập trung đề cập việc khuyến khích thành lập doanh nghiệp KHCN và thương mại hóa các sản phẩm KHCN, hợp tác về KHCN giữa CSGDĐH và doanh nghiệp, khuyến khích khai thác tài sản trí tuệ, phân chia lợi ích khi chuyển giao kết quả nghiên cứu với doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ và thương hiệu của trường đại học.

Dự thảo Nghị định cũng đưa ra quy định cụ thể về việc hình thành Quỹ Phát triển KHCN tại CSGDĐH nhằm tăng cường nguồn thu về KHCN để CSGDĐH chủ động đẩy mạnh hoạt động KHCN tại cơ sở.

Phải ban hành quy định về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu

Để đảm bảo sự phát triển KHCN trong CSGDĐH đúng hướng và thực chất, dự thảo quy định rõ trách nhiệm của CSGDĐH cần minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, CSGDĐH sẽ phải ban hành quy định nội bộ về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu, đảm bảo kết quả nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế của CSGDĐH là kết quả thực chất và được công khai trong dữ liệu KHCN của cơ sở.

Với 7 chương và nhiều điều khoản cụ thể, dự thảo Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất về hoạt động KHCN trong CSGDĐH, xây dựng hành lang pháp lý để có thể thúc đẩy cán bộ, giảng viên và người học tham gia các hoạt động KHCN, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong CSGDĐH ở Việt Nam, không phân biệt CSGDĐH công lập hay ngoài công lập.

Đây là Nghị định đầu tiên đề cập nhiều nội dung quan trọng, cốt lõi về KHCN trong CSGDĐH, hy vọng sẽ “cởi trói” cho giáo dục đại học Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc yêu cầu Ban soạn thảo, Tổ biên tập sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định và trình Chính phủ trong tháng 9/2020.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top