ClockThứ Bảy, 12/10/2024 14:51

Vận dụng đánh giá học sinh theo chương trình SEA-PLM

TTH.VN - Ngày 12/10, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Văn phòng UNICEF Việt Nam tổ chức tập huấn vận dụng đánh giá học sinh SEA-PLM năm 2024 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.

Học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu 6 nước Đông Nam Á về toán, đọc hiểu và viết

 Mục tiêu chung của chương trình giảng dạy ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là đào tạo nên những công dân được trang bị tốt, tích cực hòa nhập vào thế giới

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (gọi tắt là chương trình SEA-PLM) là một chương trình được thực hiện theo sáng kiến của Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), Văn phòng khu vực Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Văn phòng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Tham gia tập huấn, các cán bộ quản lý, giáo viên được giới thiệu tổng quan về SEA-PLM; khung đánh giá các lĩnh vực của SEA-PLM; hướng dẫn viết câu hỏi, đánh giá các lĩnh vực của SEA-PLM và chuẩn bị bài tập ứng dụng liên quan. Trong bối cảnh khu vực, các kĩ năng, thái độ và giá trị ASEAN đáp ứng nhu cầu thế kỷ 21 là nội dung trọng tâm đánh giá của chương trình SEA-PLM.

Theo Cục Quản lý chất lượng, chương trình SEA-PLM gồm có 3 mục tiêu chính: Xây dựng các chỉ báo về kết quả giáo dục để đưa ra sự so sánh có ý nghĩa về chất lượng. Cung cấp cơ sở dữ liệu cần thiết, tin cậy và so sánh được về kết quả học tập theo bối cảnh cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách, trong đó đưa ra thông tin trực tiếp về sự phát triển chính sách giáo dục trong vùng. Tăng cường năng lực hiện có của các nước tham gia về thiết kế các hoạt động thu thập dữ liệu để hỗ trợ tất cả các khía cạnh của chu trình chính sách để xây dựng và thực hiện một kỳ khảo sát đánh giá đáng tin cậy.

Mục tiêu chung của chương trình giảng dạy ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là đào tạo nên những công dân được trang bị tốt, tích cực hòa nhập vào thế giới. Các lĩnh vực đọc hiểu, viết, toán và công dân toàn cầu là nền tảng để đạt được những kết quả này. Chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về đánh giá năng lực của học sinh theo chuẩn khu vực, là một bước để hội nhập quốc tế về đánh giá giáo dục. Đồng thời, chuẩn bị tâm thế cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như để phổ biến vận dụng đánh giá học sinh của SEA-PLM vào đánh giá tại địa phương trong những năm tiếp theo.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

TIN MỚI

Return to top