ClockThứ Hai, 07/09/2020 05:45

Vì một trường học an toàn

TTH - Ngày khai giảng năm học mới năm nay được tổ chức trang trọng, ngắn gọn và có nhiều ý nghĩa. Sau khai giảng năm học, thầy và trò có một ngày Chủ nhật nghỉ ngơi để ngày 7/9 chính thức bước vào năm học mới.

Khai giảng năm học mới 2020-2021: Ngắn gọn & an toàn“Các trường học phải đảm bảo an toàn nhất trước ngày khai giảng năm học mới”“Sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh”

Cô giáo Trường tiểu học Vĩnh Ninh động viên học sinh trong ngày khai giảng. Ảnh: Hữu Phúc

Cho đến thời điểm này, các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế chính thức trở lại học bình thường. Tuy nhiên, các trường đều phải thực hiện giãn cách học sinh khi đi học trở lại theo đúng quy định của Bộ Y tế. Quyết liệt hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 15 tiêu chí  được áp dụng cho trước - trong và sau khi học sinh học tập ở trường. Nếu cơ sở giáo dục chỉ đạt từ 7 tiêu chí trở xuống sẽ bị đánh giá là thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.

Chính vì tính cấp thiết đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản yêu cầu các trường thực hiện các biện pháp ngồi học giãn cách trong vòng 2 tuần. Tùy vào tình hình ở các trường để bố trí học sinh học hai ca để giảm số học sinh trong từng buổi. Nhiều trường chia mỗi lớp 20 em học cách nhật mỗi tuần 3 buổi; cấp tiểu học thực hiện học 01 buổi/ngày. Đối với giáo dục mầm non, thực hiện biện pháp giãn cách trẻ học tập, vui chơi, ăn ngủ. Các trường dự kiến thực hiện phương án kết hợp học online và học trên lớp. Đối với những học sinh cuối cấp khi hết giãn cách nhà trường sẽ tăng cường bổ trợ kiến thức cho học sinh.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tặng quà cho học sinh Trường tiểu học và Trung học cơ sở Hồng Thủy, huyện A Lưới. Ảnh: Hữu Phúc

Bà Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Ninh cho biết, do giãn cách ở các lớp học nên giáo viên phải thực hiện các công việc ở mức độ cao hơn. Thế nên, nhà trường huy động tối đa lực lượng giáo viên hợp đồng thực hiện hỗ trợ các công tác giảng dạy và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Nhà trường quyết tâm hỗ trợ học sinh vượt qua thời kỳ chống dịch để các em đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Thực tế, việc thực hiện giãn cách học sinh tại các khối học ở nhiều trường gặp một số khó khăn nhất định. Hầu như các trường đều thiếu phòng học, giáo viên phải dạy thêm tiết, thêm giờ khiến công tác giảng dạy khó khăn. Một số trường thiếu giáo viên giảng dạy khi việc giãn cách học sinh được chia thành 2 ca sáng/chiều. Nhiều giáo viên cảm thấy áp lực bởi khối lượng công việc trong ngày sẽ tăng gấp đôi. Bình thường, những giáo viên dạy ít nhất là 3 tiết/ngày, người dạy nhiều 5 tiết/ngày. Nếu chia lớp và dạy cả ngày, mỗi giáo viên sẽ phải dạy từ 6 đến 10 tiết/ngày. Tại hội nghị tổng kết năm học 2019 - 2020 do UBND tỉnh tổ chức mới đây, nhiều hiệu trưởng cho hay, từ việc phải tăng tiết so với bình thường nên việc giáo viên vừa đảm bảo kiến thức cho học sinh vừa giữ gìn sức khỏe cho bản thân là điều rất khó. Thế nên, nhiều trường cho rằng, nếu học giãn cách lâu dài, ngành giáo dục cần có giải pháp tháo gỡ khác để giáo viên yên tâm giảng dạy và động viên kịp thời kể cả vật chất lẫn tinh thần.

Với những khó khăn trước mắt của toàn ngành giáo dục, đặt ra yêu cầu đội ngũ giáo viên, nhà trường ở các cấp học cần nỗ lực hết mình để thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh dạy mới. Điều cần thiết lúc này là phải làm thật tốt công tác phòng, chống dịch và thực hiện việc giãn cách học sinh đúng quy định, đặc biệt là động viên tư tưởng giáo viên yên tâm công tác. Có như vậy, việc giảng dạy sẽ không bị gián đoạn và chất lượng mỗi buổi học được nâng cao hơn để kịp với khung chương trình đã đề ra trước đó.

Theo thầy giáo Trần Thanh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu (Phú Vang), trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, lãnh đạo nhà trường và các thầy cô đều phải cố gắng vượt qua, tuy nhiên thời gian dạy giãn cách học sinh kéo dài giáo viên sẽ rất vất vả. Chúng tôi hy vọng dịch bệnh nhanh chóng được đẩy lùi để công tác giảng dạy của nhà trường được trở lại bình thường.

Học sinh Trường THCS Trần Cao Vân sẵn sàng cho năm học mới. Ảnh: HT

Cũng chính trong khó khăn đã xuất hiện nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để duy trì việc truyền thụ kiến thức đến học sinh của các trường, đảm bảo việc tiếp thu kiến thức của học sinh thời gian tạm dừng đến trường. Những giải pháp này chắc chắn sẽ vẫn còn được duy trì và phát triển trong thời gian tới khi toàn xã hội nói chung và mỗi nhà trường vẫn đang phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu trong tình hình mới: vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh, vừa tiếp tục thực hiện các hoạt động khác.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top