ClockThứ Bảy, 30/11/2024 06:01

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

TTH - Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho học sinh tiểu học Nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đánh giá là phù hợp trong tình hình hiện nay. Ảnh: MINH ANH 

Khái niệm “Ngôn ngữ thứ hai trong trường học” trong kết luận của Bộ Chính trị được hiểu rằng, sẽ tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh tốt hơn trong nhà trường, nâng cao động lực để người học dùng cho học tập, công việc một cách rõ ràng, không vì điểm số. Thế nên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đánh giá là phù hợp trong tình hình hiện nay. Điểm cộng là phụ huynh và học sinh đều ý thức tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Khi nghe thông tin tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, không ít giáo viên và học sinh âu lo. Với môn học này nhiều em vẫn còn nặng tư duy học để thi nên chỉ nắm chắc ngữ pháp, chưa tự tin giao tiếp. Cũng có tình trạng học sinh làm bài tiếng Anh chỉ để tránh điểm liệt. Lâu nay, cách dạy và học chủ yếu theo hướng thi trắc nghiệm nên kỹ năng giao tiếp nghe, nói, phản xạ ngôn ngữ chưa được chú trọng. Bộ môn tiếng Anh ở các trường chủ yếu đang dạy theo sách giáo khoa. Do sự chưa tương thích giữa việc học và thi nên động lực cải tiến phương pháp dạy học không cao.

Câu chuyện học tiếng Anh ở thành phố xem ra dễ dàng hơn khi các trung tâm ngoại ngữ nở rộ, còn  ở các khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất cũng như học sinh chưa được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới. Nhiều trường dạy “chay” trong sách giáo khoa, thầy đọc trò nghe là chủ yếu. Không ít trường chưa có phòng luyện âm, trang, thiết bị máy nghe thì hạn chế… Học sinh ít có môi trường giao tiếp cũng như điều kiện tối thiểu để học tiếng Anh tốt hơn. Khảo sát ở một số trường học tại A Lưới cho thấy, nhiều giáo viên ngoại ngữ có thói quen dùng tiếng Việt trong giờ dạy. Giáo viên hạ thấp yêu cầu, giảm nội dung với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, vùng cao... Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ phát triển cung cấp tài liệu, giáo viên miễn phí nên tình trạng này sẽ được khắc phục. Vấn đề người học phải xác định được mục tiêu cũng như duy trì được việc học tập, rèn luyện và sử dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có lộ trình, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học “đầu xuôi đuôi lọt”. Trong đó, chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên. Bởi, vẫn có sự bất cập khi năng lực của giáo viên ngoại ngữ do được đào tạo từ nhiều nguồn, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau nên chuẩn không đồng đều. Hơn nữa, cơ sở vật chất phải có đủ phòng học chức năng với trang thiết bị dạy học cần thiết. Cần có giáo viên bản ngữ để học sinh được học nghe, nói chuẩn; chương trình học tiếng Anh cũng phải tăng thời lượng.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần thể chế hóa bằng các chính sách pháp lý hướng đến mục tiêu trên, đi kèm hỗ trợ về nguồn lực. Cùng đó là bảo đảm số lượng giáo viên tiếng Anh và giáo viên giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đủ tiêu chuẩn. Có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập phù hợp. Tất nhiên, phương án tăng cường xã hội hóa giáo dục, có chế độ đãi ngộ để thu hút giáo viên, tháo gỡ những khó khăn cho trường công lập khi tuyển dụng giáo viên nước ngoài cũng cần được tính đến.

Cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh, trước mắt giáo viên cần chủ động tham gia các khóa tập huấn, hội thảo và đào tạo từ xa cập nhật phương pháp giảng dạy mới để cải thiện phương pháp dạy học bằng những bài giảng trực quan, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với học sinh. Thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo hướng thiên về kỹ năng, thay vì chỉ tập trung vào kiến thức ngôn ngữ để học sinh tiếp nhận bài học hiệu quả, quan trọng nhất là nghe và nói được tiếng Anh theo năng lực của mình.

AN NHIÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho học sinh tiểu học

“Tìm kiếm tài năng tiếng Anh” là cuộc thi dành cho học sinh lớp 5 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 9/11 mang đến cho các em học sinh không khí học tập sôi nổi, trải nghiệm đầy cảm hứng về môn học.

Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho học sinh tiểu học

TIN MỚI

Return to top