ClockThứ Ba, 03/05/2016 09:26

Việt Nam có trên 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học

Theo thông tin từ Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) thì hiện tại có khoảng 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ chủ yếu tập trung ở khu vực nhà nước.

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cũng cho biết, con số trên 24.000 tiến sĩ được nêu trong Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013 là số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 do Tổng cục Thống kê tiến hành. Tuy nhiên, đây là số lượng tiến sĩ trên cả nước, đang hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục cho đến khoa học và công nghệ và thậm chí cả những tiến sĩ không còn làm việc nữa.

Cũng trong cuốn sách này, năm 2012, số lượng tiến sĩ tham gia nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam là 11.501 người.

Theo số liệu từ cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2014 do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành cùng với Điều tra Doanh nghiệp 2014 của Tổng cục Thống kê, được công bố trong sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014, cho thấy, năm 2013 Việt Nam có 12.261 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (chiếm 9% trong tổng số 128.998 cán bộ nghiên cứu).

Cũng theo kết quả tổng hợp của các cuộc điều tra trên, số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ chủ yếu tập trung ở khu vực nhà nước (11.411 người trên tổng số 12.261 người, chiếm 93%), tiếp đến là khu vực ngoài nhà nước (830 người, chiếm 6,8%) và còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong tổng số 12.261 tiến sĩ, có 3.637 tiến sĩ là nữ, chiếm gần 30%. Chủ yếu số nữ tiến sĩ làm việc trong khu vực nhà nước (3.198 người, chiếm gần 88%).


Thống kê số lượng tiến sĩ theo khu vực hoạt động cho thấy trường đại học là khu vực có số lượng tiến sĩ nhiều nhất (7.959 người, chiếm gần 65%), tiếp sau là khu vực các các viện, trung tâm NC&PT (3.367 người, chiếm gần 28%). Khu vực doanh nghiệp có tỷ lệ cán bộ nghiên cứu là tiến sĩ thấp nhất.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Dịch vụ viết tiểu luận thuê uy tín
Return to top