ClockChủ Nhật, 04/04/2021 20:34

Vượt khó từ yêu thương

TTH - Một thời là “vùng lõm”, giáo dục A Lưới đang từng bước đổi thay để vươn lên hòa nhập vào sự phát triển chung của Thừa Thiên Huế.

Vui cùng giáo dục mầm non A LướiHọc sinh A Lưới tiếp cận tốt sách giáo khoa mới“Gieo chữ” trên non

Học sinh Trường mầm non Hồng Thượng được học trong môi trường thoáng đãng

Bữa trưa vui vẻ ở Hồng Thượng

Đầu năm 2021, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường mầm non Hồng Thượng. Buổi trưa mưa lạnh, các cô trò vui vầy trong giờ ăn trưa. Cạnh bên những cô cậu học trò bé bỏng được ăn mặc ấm áp nhưng còn vụng về trong các thao tác ăn uống là các cô giáo tận tình chăm sóc. Cả ngôi trường ngập tràn trong không khí ấm cúng, vui vẻ.

Trường mầm non Hồng Thượng là một trong số 21 trường mầm non của huyện vùng cao A Lưới, được thành lập từ năm 2005, có tổng diện tích 3.108,3m2. Ban đầu, cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ thiếu thốn. Nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường hiện có 2 cơ sở, cơ sở chính tại trung tâm xã và cơ sở lẻ ở thôn A Đên, thuận tiện cho phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Năm học 2020 - 2021, Trường mầm non Hồng Thượng có 11 lớp học, tập trung ở cơ sở chính 8 lớp và còn lại 3 lớp tại A Đên. Mỗi lớp có khoảng từ 25 đến 30 học sinh, chủ yếu là con em bà con dân tộc Pa Kô trong xã. Tổng số biên chế gồm 33 người, trong đó có 20 giáo viên đều có trình độ trên chuẩn và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Đoàn kết và cộng đồng trách nhiệm, Trường mầm non Hồng Thượng không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 2009, trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa giai đoạn I và tiếp tục được công nhận đạt chuẩn văn hóa giai đoạn II năm 2009 - 2014.  Năm 2019, xã Hồng Thượng được công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Đến trường là chuyện trong mơ

Chứng kiến ngôi trường mầm non Hồng Thượng, kiên cố và sạch đẹp ở ngay vùng biên giới Việt – Lào, rộn ràng tiếng nói cười của con trẻ, khiến cũng như bao người, chúng tôi chạnh nhớ lại thực trạng giáo dục ở vùng đất này hàng chục năm về trước.

Được biết, phải mất nhiều năm sau ngày giải phóng, A Lưới mới có trường mẫu giáo. Còn các bậc học phổ thông, sau khi đất nước được giải phóng, để phát triển sự nghiệp giáo dục ở A Lưới, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế chỉ đạo điều động 82 giáo viên từ đồng bằng lên miền núi làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục, dạy bổ túc văn hoá, xoá mù chữ cho các cán bộ và đồng bào các dân tộc. Ngày nay, đội ngũ giáo giới và đồng bào ở A Lưới vẫn còn nhớ tên những thầy cô giáo đến với vùng đất này từ sau những ngày mới giải phóng, như: Huỳnh Đình Kết, Lê Quang Kết, Lê Quang Tùng, Phan Tấn Tô, Võ Thị Bông, Châu Thị Loan, Châu Quang Lộc, Lê Việt Chiến…

Tháng 3/1976, huyện A Lưới được thành lập. Cùng với các xã định canh địch cư (dành cho đồng bào dân tộc ít người), các xã kinh tế mới được thành lập (giãn dân từ đồng bằng lên). Lúc này, cùng với ổn định kinh tế và đời sống, các mô hình trường lớp được định hình và phát triển và trên cơ sở đó, các cơ sở trường phổ thông ở các xã được thành lập. Đến tháng 3/1978,  Trường Thanh niên Dân tộc huyện A Lưới ra đời.

Con chữ dành cho người nơi vùng cao được quan tâm, nhưng đồng hành theo đó là bao nỗi nhọc nhằn. A Lưới cách Huế khoảng 70 km về phía tây mà lên đây, dạo ấy đi mất cả ngày. Nơi đây, xưa kia là địa bàn đồng bào các dân tộc thiểu số sống rải rác sâu tít trên dãy Trường Sơn, gần như tách biệt với bên ngoài. Đây còn là vùng đất chiến khu bị bom đạn chà đi xát lại nhiều lần nên khi hòa bình lập lại, trên mảnh đất khô cằn đầy rẫy hầm hố và bom đạn, núi rừng trơ trọi do chất độc da cam. Những lớp học tranh tre tạm bợ chênh vênh giữa núi rừng, thiếu thầy dạy chữ và những cô cậu học trò nhếch nhác đến trường là hình ảnh về giáo dục một thời ở A Lưới.

Đằng sau những con số

A Lưới hiện có 31 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 62%, gồm mầm non có 11/21 trường đạt mức độ 1, tiểu học có 16/17 trường, THCS có 3/9 trường và THPT có  1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 100% trường tiểu học đưa môn tin học vào giảng dạy cho học sinh theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% trường học ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự và phần mềm kế toán, phần mềm phổ cập giáo dục... 100% trường học có đủ máy tính phục vụ công tác quản lý và văn phòng. 100% trường mầm non ở A Lưới tổ chức bán trú dành cho trẻ ; các đề án về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số hay về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ… được triển khai có hiệu quả. Đó là những nỗ lực và là thống kê đầy ấn tượng.

Đến với A Lưới hôm nay, dễ dàng cảm nhận về mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông được xây dựng ngày càng khang trang và hiện đại, từng bước được sắp xếp, sáp nhập, thu gọn đầu mối phù hợp với quy hoạch, được sự đồng thuận của xã hội, đáp ứng quy mô và nhu cầu đi học của học sinh. Hơn thế là tâm huyết và tấm lòng dành cho con chữ nơi vùng cao này.

Chất lượng của giáo dục A Lưới đang chuyển biến tích cực. Năm học 2019 -2020, tỷ lệ học học tốt nghiệp trung học cơ sở toàn huyện A Lưới đạt 98,82% ; trong đó, có 51,73% đạt khá, giỏi. Báo cáo kết quả năng lực và phẩm chất khối tiểu học cho thấy, về năng lực có 95% xếp đạt và tốt. Nỗi lo bỏ học vơi dần. Bậc học mầm non đầu năm huy động 4.407 cháu/166 nhóm cuối năm chỉ giảm 1 cháu do chuyển đi. Bậc học tiểu học đầu năm huy động được 5.059 học sinh/209 lớp (đạt 99,5%), cuối năm có 5.061 học sinh, tăng 2 học sinh do chuyển đến. Còn tỷ lệ bỏ học ở khối trung học cơ sở chỉ ở mức 1,27%.

Tính từ năm 1975 đến nay, A Lưới đã có “trái ngọt” từ sự nghiệp hơn 45 năm “trồng người”. Nhìn cảnh chăm sóc trẻ đầy yêu thương của các cô giáo ở Trường mầm non Hồng Thượng trong hôm đến thăm, chúng tôi đã nghĩ đến nhiều thế hệ công dân A Lưới được học tập dưới mái trường của chế độ mới đã và đang trở thành những cán bộ, viên chức, doanh nhân và người lao động có kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại là giấc mơ đã thành hiện thực của vùng đất này. Họ đã học tập nên người và trưởng thành như hôm nay bắt nguồn từ một chủ trương đúng và từ sự yêu thương, gắn bó trách nhiệm của các thầy cô giáo và của cả cộng đồng.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top