ClockThứ Tư, 03/10/2018 14:01

Xử phạt giáo viên dạy thêm với học sinh tiểu học: Sẽ xem xét lại!

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục quy định sẽ xử phạt nếu dạy thêm với học sinh tiểu học, học sinh học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm trên. Nhiều ý kiến cho rằng khó khả thi!

Dạy thêm ở bậc tiểu học sẽ bị phạt từ 5 - 6 triệu đồng

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có quy định sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày, nhiều ý kiến cho rằng, với cấp tiểu học, học sinh đi học thêm rất nhiều, không chỉ học với giáo viên trong lớp mà rất nhiều giáo viên khác bên ngoài nhà trường.

Ở cấp học này, bố mẹ phải làm đơn xin cô giáo dạy kèm cho con để tiến bộ. Thậm chí, nhiều gia đình không có người trông con cũng phải cho đi học để đỡ chơi điện tử và lại có chỗ gửi con; Đối với học sinh cuối cấp tiểu học phải đi học thêm để ôn tập vào lớp 6…

Bên cạnh đó, người dạy thêm không có trong biên chế, người đã về hưu tham gia dạy thêm. Do đó, cần phải khoanh vùng đối tượng dạy thêm học thêm trong trường hay ngoài trường; giáo viên dạy là học sinh của mình hay học sinh trường khác. Nếu quy định giáo viên cứ dạy thêm cho học sinh tiểu học bị phạt sẽ khó khả thi và rất nhiều người vi phạm.

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, dạy thêm rất phức tạp, ranh giới rất mong manh, bác sĩ cũng làm thêm, luật sư cũng làm thêm. Do đó, khi đưa ra quy định dạy thêm, Ban soạn thảo đã bàn nhiều và đặt ra nhiều vấn đề, giáo viên bị áp lực tâm lý không hay, phải giải thích để giáo viên hiểu bản chất. Bởi hiện nay, vấn đề dạy thêm, học thêm Bộ GD&ĐT không cấm hoàn toàn.

Ông Bằng cho hay, với vấn đề dạy thêm, ban soạn thảo sẽ tiếp thu, điều chỉnh, cụ thể hóa cho rõ hơn trong Dự thảo về đối tượng xử phạt đối với giáo viên dạy học sinh tiểu học do chính mình giảng dạy hoặc xử phạt khi việc dạy thêm đối tượng này ở trong nhà trường.

Ông Bằng cũng cho rằng, Dự thảo Nghị định 138 chỉ quy định về hành vi tổ chức dạy thêm học thêm thì Nghị định mới này bổ sung cả hành vi về dạy thêm. Theo quy định luật hành chính, cán bộ công chức, viên chức đang thi hành công vụ của mình mà có hành vi làm trái thì cũng không xử phạt hành chính mà xử theo luật cán bộ công chức, viên chức.

"Khi làm quản lý nhà nước, đây chỉ là một công cụ để quản lý, không phải công cụ vạn năng. Còn nhiều công cụ khác. Có những điều chắc chắn là sai nhưng không đưa vào quy định xử phạt vì không khả thi. Khi làm phải có tính khả thi, chứ không phải đưa ra quy định để chơi" - ông Bằng nhấn mạnh.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục:

Ngoài lực lượng thanh tra giáo dục thì Chủ tịch UBND các cấp đều có quyền xử phạt; bên cạnh đó, một số quy định cụ thể trong từng lĩnh vực chuyên ngành có thể được xử phạt bởi các lực lượng khác như quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành văn hóa, chuyên ngành thông tin, chuyên ngành tài chính…

Theo Dân trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh tiểu học làm 58 triệu việc tốt trong năm học 2023-2024

Ngày 25/8, tại Trường Tiểu học Hải Tân (thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương), Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP) tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm", khép lại mùa hè của thiếu nhi cả nước.

Học sinh tiểu học làm 58 triệu việc tốt trong năm học 2023-2024
Học sinh tiểu học có nên đem smartphone đến lớp?

Đang giờ học, tiếng chuông điện thoại reo liên tục, cả lớp nháo nhác không biết tiếng kêu phát ra từ đâu. Ngay “chính chủ” cũng ngồi im re, một lúc sau mới phát hiện có người gọi qua facebook… Cô giáo không hài lòng khi khó quản lý lớp học bởi tình trạng đem điện thoại đến lớp vẫn diễn ra.

Học sinh tiểu học có nên đem smartphone đến lớp
Hơn 300 học sinh tiểu học trải nghiệm nông nghiệp hữu cơ

Sáng 11/3, tại Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế, hơn 300 học sinh tiểu học của thành phố Huế tham gia chương trình “EDUBIOFARM - Hướng nghiệp và trải nghiệm về công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ”.

Hơn 300 học sinh tiểu học trải nghiệm nông nghiệp hữu cơ
Giúp trẻ an toàn hơn khi tham gia giao thông

Ngày 19/8, tại TX. Hương Thủy khai mạc lớp tập huấn trực tuyến “Tài liệu điện tử giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học”, thu hút gần 120 giáo viên tiểu học đến từ 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh tham gia. Đây là lớp tập huấn do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức.

Giúp trẻ an toàn hơn khi tham gia giao thông
Return to top