ClockChủ Nhật, 31/07/2016 08:29

Bộ GD&ĐT hướng dẫn các bước đăng ký xét tuyển trực tuyến

Tối 30/7, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn sơ bộ các bước để thí sinh xét tuyển trực tuyến. Theo đó, có 4 bước để thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến: Bước 1, chọn trường; bước 2, chọn ngành; bước 3, nhập mã xác nhận; bước 4, kết thúc.

Ngày 1/8, đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng đầu tiên năm 2016 sẽ chính thức bắt đầu. Để giúp thí sinh (TS) có thể thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến thuận lợi và dễ dàng, Bộ GD&ĐT hướng dẫn ngắn các bước để TS thực hiện đăng ký xét tuyển.

Theo đó, điều kiện bắt buộc để TS đăng ký tham gia xét tuyển trực tuyến là TS phải có số điện thoại (SĐT) di động trong phiếu đăng ký (PĐK) dự thi, TS có đăng ký tuyển sinh trong PĐK dự thi, TS đã tốt nghiệp THPT và trường đại học, cao đẳng đã nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn.

Hướng dẫn xét tuyển của Bộ GD&ĐT

Có 4 bước để thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến: Bước 1, chọn trường; bước 2, chọn ngành, bước 3, nhập mã xác nhận; bước 4, kết thúc.

Với mỗi bước, Bộ đều đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện và trong trường hợp một số vấn đề có thể xảy ra với từng bước, hướng dẫn cũng chỉ ra những cách thức để TS có thể khắc phục.

Ví dụ, nếu TS không có SĐT di động hoặc sai SĐT di động thì cần làm đơn đề nghị và đến trực tiếp điểm tiếp nhận hồ sơ để bổ sung/điều chỉnh. Hoặc nếu các trường đại học, cao đẳng chưa nhâp dữ liệu ngành, tổ hợp môn, TS sẽ không đăng ký xét tuyển trực tuyến vào trường đó mà nộp PĐK dự thi qua bưu điện hoặc tại trường.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016 tại Hà Nội (ảnh: Mai Châm)

Hướng dẫn ngắn của Bộ cũng cập nhật số điện thoại đường dây nóng miễn phí để hỗ trợ cho TS đăng ký xét tuyển trực tuyến. TS có thể gọi điện đến số 18008000 – nhánh 1, hỗ trợ TS sử dụng chức năng đăng ký xét tuyển trực tuyến; nhánh 2, hỗ trợ thí sinh về mã xác nhận.

Theo quy định, đợt 1 thí sinh chỉ được phép đăng ký tối đa 2 trường, các đợt bổ sung được đăng ký tối đa 3 trường.

Thí sinh cần tuân thủ nghiêm quy định này. Nếu nộp vào nhiều hơn 2 (hoặc 3 trường ở đợt bổ sung) hệ thống chỉ nhận 2 (hoặc 3 trường) bất kỳ trong số trường thí sinh đăng ký, như vậy thí sinh sẽ mất quyền tự lựa chọn trường hoặc có thể mất phí mà không thể đăng ký trực tuyến (do hệ thống rà soát thấy số lượng trường đăng ký đã vượt mức quy định).

Ngoài các bước chính liệt kê ở trên, sau mỗi bước mà thí sinh có thể mắc lỗi, hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo. Thí sinh cần đọc kỹ các cảnh bảo này và khi đã yên tâm với lựa chọn của mình mới xác nhận để thực hiện bước tiếp theo.

Để đảm bảo quyền lợi, giảm rủi ro cho thí sinh. Đăng ký trực tuyến sẽ kết thúc sớm hơn so với các phương thức ĐKXT khác một ngày. Nếu sau thời gian kết thúc đăng ký trực tuyến, thí sinh nào chưa đăng ký được cần đăng ký xét tuyển theo đường bưu điện (thời hạn nộp sẽ tính theo dấu bưu điện) hoặc trực tiếp tại trường (nếu trường có sử dụng phương thức tiếp nhận ĐKXT này).

Năm nay các thí sinh chỉ được cấp một phiếu xác nhận kết quả thi. Sau khi các trường công bố điểm trúng tuyển, thí sinh đã trúng tuyển phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi đúng thời hạn, không chấp nhận bản photocoppy để khẳng định mình sẽ theo học trường đó. Không nộp phiếu xác nhận đồng nghĩa với việc các em không học và nhường cơ hội trúng tuyển cho thí sinh khác.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”
Return to top