ClockThứ Ba, 06/09/2016 05:56

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh đại học năm 2016: Đủ điểm vẫn rớt

TTH - Sau khi đại học (ĐH) Huế công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng hệ chính quy năm 2016 với nhiều ngành giảm điểm chuẩn, nhiều thí sinh (TS) thở dài vì lẽ ra họ đã đậu ngành học mình yêu thích.

Nhiều thí sinh làm thủ tục nhập học nhưng vẫn luyến tiếc với ngành học mà bản thân đam mê

Đọc bảng điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 từ trang web ĐH Huế, gia đình Nguyễn Thị Yến Nhi (quê ở Hà Tĩnh) ngỡ ngàng vì nếu với mức điểm mới, Nhi đã đậu vào ngành Răng – Hàm – Mặt, Trường ĐH Y Dược Huế. Ông Nguyễn Văn Hội, bác của Nhi chia sẻ: “Cháu được 25,5 điểm, nguyện vọng 1 nộp ngành Răng – Hàm – Mặt mà không đủ điểm nên phải nộp vào ngành Kỹ thuật hình ảnh y học. Kết quả điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 giảm điểm chuẩn, tính ra ngay cả ngành Răng – Hàm – Mặt cháu vẫn dư điểm, nhưng quy định nộp hồ sơ xác nhận nhập học rồi thì không được chuyển ngành học. Cháu chỉ thích học ngành Răng – Hàm – Mặt, nếu học ngành mà bản thân không đam mê thì khó lắm. Hiện tại, cháu và người thân đang vào Huế để xin được giải quyết vấn đề này nhưng không nhiều hy vọng”.

Trong kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1, mỗi TS được phép nộp hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng. Tâm lý chung, các em sẽ nộp vào trường ĐH bản thân yêu thích và nguyện vọng tiếp theo vào trường có điểm chuẩn thấp hơn để đảm bảo khả năng đậu ĐH. Kết thúc đợt xét tuyển, nhiều TS được thông báo trượt ngành mình yêu thích nhưng đủ điểm vào ngành học còn lại và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi vào ngành mình đậu để xác nhận nhập học, nhưng sau đó, các ngành mà TS trượt lại thông báo tuyển bổ sung.

Thực tế, quy định TS được nộp vào 2 trường và không được thay đổi nguyện vọng là giải pháp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để giải quyết nguy cơ “vỡ trận” năm 2015, song quy định mới nảy sinh tình trạng TS ảo cao, khiến tất cả các trường ĐH thành viên của ĐH Huế phải tuyển bổ sung đợt 1. Đáng chú ý, Bộ GD&ĐT cho phép các trường có thể lấy mức điểm trúng tuyển đợt bổ sung thấp hơn hoặc bằng đợt 1, do vậy dựa vào tình hình thực tế, các trường có thể giảm điểm chuẩn và ĐH Huế không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong khi đó, một số phụ huynh và học sinh lại phản ứng vì cho rằng cách làm này khiến học sinh “trượt oan” và thiếu công bằng.

PGS. TS Lê Văn Anh, Phó Giám đốc ĐH Huế xác nhận, ở ĐH Huế có xuất hiện TS trượt ngành học mình yêu thích (do thấp hơn điểm chuẩn đợt 1) nhưng trong đợt tuyển bổ sung ngành đó giảm điểm làm các em luyến tiếc. Tuy vậy, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của Bộ GD&ĐT, ĐH Huế không thể can thiệp được.

Ông Hoàng Hữu Hòa, Trưởng ban Khảo thí – ĐH Huế cho rằng, cách làm hiện nay của ĐH Huế đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Không thể đưa ra giải pháp cho các em chuyển ngành học sau khi đã xác nhận nhập học vì như thế sẽ làm xáo trộn, nhiều TS thay đổi ngành học dẫn đến tình trạng tiếp tục có ngành thừa ngành thiếu gây khó cho các trường.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Thừa Thiên Huế có 5 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
NGÀNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ:
Lận đận tuyển sinh

Dù việc tuyển sinh những năm gần đây có tín hiệu tích cực, nhưng một số ngành đặc thù liên quan đến văn hóa nghệ thuật vẫn rơi vào tình cảnh khó tìm học sinh, sinh viên. Đó là điều mà Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt.

Lận đận tuyển sinh
Return to top