ClockThứ Tư, 02/12/2020 06:45

Sẽ tính toán mức học phí phù hợp

TTH - Trái với nỗi lo học phí tăng mạnh theo xu hướng tự chủ, đại diện Đại học (ĐH) Huế cho biết, học phí đang theo lộ trình của Nghị định 86 của Chính phủ. ĐH Huế cũng sẽ có hướng dẫn các trường xây dựng đề án tự chủ, xác định mức học phí phù hợp.

Đại học Huế tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng QS Asia 2021Gần 1.000 sinh viên tham gia ngày hội sinh viên khỏeMột khoa của Đại học Huế tổ chức lễ khai giảng đầu tiên

Tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế làm các thủ tục nhập học

Học phí đang áp dụng theo Nghị định 86

Những ngày qua, nhiều sinh viên lo lắng về vấn đề tăng học phí khi Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (ngày 02/10/2015) của Chính phủ, quy định về “Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021” sắp hết thời hạn hiệu lực và xu hướng các trường dần phải tự chủ. “Sinh viên năm 1 – 2 sẽ đối mặt với nỗi lo lớn hơn vì chúng em sẽ nằm trong lộ trình điều chỉnh học phí mới. Điều chúng em băn khoăn là bao giờ sẽ tăng và có phải sẽ tăng rất nhiều”, Nguyễn Văn Đạt, sinh viên ĐH Huế băn khoăn.

Theo đại diện ĐH Huế, năm học 2020-2021, mức thu học phí vẫn bám theo khung của Nghị định 86. Mức học phí của tất cả các ngành đào tạo thuộc các cơ sở đào tạo ĐH Huế dao động từ 9,8 triệu đồng (nhóm ngành khoa học xã hội, nhân văn) – 11,7 triệu đồng (nhóm ngành kỹ thuật, nghệ thuật)/1 năm học (10 tháng). Riêng nhóm ngành sức khỏe thuộc Trường ĐH Y Dược có mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm học (10 tháng). Đối với các chương trình liên kết với nước ngoài, chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, mức học phí được xây dựng phù hợp với hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, đảm bảo đủ trang trải chi phí đào tạo.

TS. Trần Đăng Huy, Phó Trưởng ban Kế hoạch, Tài chính và Cơ sở Vật chất ĐH Huế cho biết, Nghị định số 86 có hiệu lực đến hết năm học 2020-2021, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo, cần phải xây dựng Nghị định thay thế. Song, vừa qua, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86, giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học đối với năm học 2021-2022, kể cả bậc ĐH. Nếu đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi thời gian trình ban hành Nghị định thay thế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hai năm nữa mới áp dụng Nghị định mới (từ năm học 2022-2023).

Mức thu học phí các đơn vị đào tạo công lập, trong đó có các trường thuộc ĐH Huế theo quy định của Nhà nước, tức là giữ nguyên theo Nghị định 86. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, ĐH Huế mới xây dựng cho các đơn vị, thống nhất trong toàn ĐH Huế. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ cho biết, không chỉ riêng đào tạo chính quy, học phí các hình thức đào tạo khác hiện cũng áp dụng theo Nghị định 86.

Sinh viên nộp học phí tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế

Tính toán lại học phí khi tự chủ

Trong vài năm tới, khi tự chủ, vấn đề tính toán điều chỉnh học phí phù hợp là điều chắc chắn. TS. Trần Đăng Huy cho biết, theo khung học phí Nhà nước quy định, ĐH Huế thường chọn tiệm cận mức trần vì thực tế giai đoạn qua chi phí thấp không thể bù chi phí đào tạo, nhất là những ngành nghề thiên về thực hành, thí nghiệm hoặc kỹ thuật. Trong khi đó, theo PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế, những ngành kỹ thuật cao, nhóm ngành kỹ thuật, y sinh học… mức trần học phí theo quy định còn thấp, đơn vị đào tạo phải lấy khoản khác đề bù hoặc không có khoản dôi dư để bổ sung phương tiện máy móc, thiết bị phần nào ảnh hưởng đến chất lượng.

Theo ông Huy, về tự chủ ĐH, hiện Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định thay thế hoặc sửa đổi bổ sung Nghị định 16 (số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập). Sau khi có Nghị định mới từ Chính phủ, ĐH Huế sẽ hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án tự chủ ĐH theo Nghị quyết của Đảng ủy ĐH Huế để trình bộ GD&ĐT để Bộ trình Thủ tướng phê duyệt. Tự chủ ĐH cho phép xây dựng khung học phí theo hướng tính đúng, tính đủ về giá phí và mức học phí mới lúc đó sẽ tăng nhưng phù hợp, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Đại diện ĐH Huế cho biết, vừa qua, theo dự thảo Nghị định mới liên quan đến học phí, cũng đã tính đúng tính đủ chi phí cấu thành nên giá học phí và mức học phí điều chỉnh tăng khá, có tính đến yếu tố trượt giá và các chi phí để tiến đến lộ trình tự chủ ĐH, làm thế nào để các đơn vị ngân sách Nhà nước không phải bù, không phải bao cấp nữa. Cũng theo đại diện ĐH Huế dù xây dựng, tính toán mức học phí nhưng cũng phải phù hợp, đồng thời có tính thống nhất, tránh trường hợp những môn học chung mỗi trường một cách tính học phí khác nhau.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Return to top