ClockThứ Tư, 07/09/2022 06:07

Tuyển sinh cao học đợt 2 có nhiều chính sách ưu tiên

TTH - Với hơn 1.300 chỉ tiêu, điều kiện dự tuyển và chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cao học đợt 2 năm nay của Đại học (ĐH) Huế có nhiều điểm đáng chú ý.

Học sinh Việt Nam ghi dấu ấn tại các cuộc thi Olympic khu vực và quốc tếĐội tuyển Việt Nam đạt thành tích cao tại Olympic Tin học quốc tế 2022Không bất ngờ khi điểm lịch sử caoTuyển sinh đại học 2022: Cân nhắc để không ‘sập bẫy’ điểm sànKhông giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học

Tuyển sinh cao học đợt 2 - 2022 sẽ không thi tuyển mà tổ chức xét tuyển

Tuyển sinh 71 ngành

Mới đây (tháng 8/2022), ĐH Huế vừa thông báo tuyển sinh cao học đợt 2 năm 2022. Khác với đợt 1 từ tháng 4/2022 (tuyển sinh 83 ngành), số lượng ngành tuyển sinh cao học trong đợt này chỉ 71 ngành vào các đơn vị thành viên và thuộc ĐH Huế.

Theo đại diện Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế, đợt này, một số ngành đã tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1 sẽ không tuyển thêm. Trong đợt 2, Trường ĐH Khoa học tuyển 16 ngành với 220 chỉ tiêu, Trường ĐH Sư phạm tuyển 24 ngành với 358 chỉ tiêu, Trường ĐH Y - Dược tuyển 13 ngành với 220 chỉ tiêu, Trường ĐH Nông Lâm tuyển 10 ngành với 232 chỉ tiêu.

Một số đơn vị khác tuyển số lượng ngành ít hơn, như Trường ĐH Ngoại ngữ có 3 ngành với 55 chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế 4 ngành với 189 chỉ tiêu. Trường ĐH Luật, Trường Du lịch - ĐH Huế và Khoa Giáo dục thể chất chỉ tuyển 1 ngành với chỉ tiêu lần lượt là 38, 25 và 7 chỉ tiêu.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, đợt này, phương thức tuyển sinh là xét tuyển, dự kiến từ ngày 17/10. Để đảm bảo chất lượng, ĐH Huế quy định các điều kiện xét tuyển. Người dự tuyển phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, đó là bằng tốt nghiệp ĐH trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp ĐH trở lên có chương trình đào tạo được thực hiện chủ yếu bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp ĐH do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp đã được Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận; bằng tốt nghiệp ĐH do các đơn vị thành viên và thuộc ĐH Huế cấp trong thời hạn 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển mà chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được cấp bởi các đơn vị đã được Bộ GD&ĐT công nhận đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ hoặc các chứng chỉ tương đương khác theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại ĐH Huế. “Đối với người dự tuyển chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, ĐH Huế sẽ tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ trước khi xét tuyển, TS. Hào thông tin.

Theo TS. Lê Văn Tường Lân, Trưởng phòng Đào tạo sau ĐH - Trường ĐH Khoa học, cùng với điều kiện ngoại ngữ, ĐH Huế cũng quy định về điều kiện văn bằng ĐH. Trong đó, người dự tuyển phải đáp ứng được yêu cầu về văn bằng ĐH như: Có bằng tốt nghiệp ĐH do các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam cấp. Đối với bằng tốt nghiệp ĐH do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải có văn bản thẩm định và công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, người dự tuyển vào chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải có bằng tốt nghiệp ĐH hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập đã được đăng tải trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội nghị khoa học có phản biện. Người dự tuyển vào chương trình thạc sĩ theo định hướng ứng dụng của các ngành quản trị và quản lý phải có bằng tốt nghiệp ĐH liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị và quản lý hoặc đang công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành dự tuyển…

Nghiên cứu kỹ quy định tuyển sinh sẽ thuận lợi hơn cho thí sinh

Chú ý chính sách ưu tiên

Theo đại diện ĐH Huế, trong tuyển sinh cao học, ĐH Huế cũng quy định cụ thể về các đối tượng và chính sách ưu tiên. Người dự tuyển sẽ thuộc đối tượng ưu tiên khi đáp ứng một trong các điều kiện, gồm: Người đang công tác liên tục từ hai năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là khu vực 1 trong quy chế tuyển sinh ĐH, cao đẳng hệ chính quy hiện hành; thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ hai năm trở lên ở địa phương được quy định là khu vực 1; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. Chính sách với người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định được tính điểm đối tượng ưu tiên là 1 điểm.

Do tuyển sinh với phương thức xét tuyển, ĐH Huế cũng quy định tiêu chí và quy đổi điểm xét tuyển. Tiêu chí điểm quy đổi bằng tốt nghiệp ĐH hoặc tương đương thì với ngành đúng/ngành phù hợp dựa vào xếp loại tốt nghiệp từ trung bình đến xuất sắc với mức điểm quy đổi từ 7-10 điểm. Các ngành đúng/ngành phù hợp, ngành gần (đã bổ túc kiến thức theo quy định) và ngành khác (đã bổ túc kiến thức theo quy định) không tính xếp loại thì điểm quy đổi đều là 7 điểm.

Đối với tiêu chí điểm quy đổi bài báo khoa học, điểm quy đổi từ 2-6 điểm. Ngoài ra, người dự tuyển vào các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường ĐH Y - Dược, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định theo thông báo tuyển sinh, phải tham dự kỳ thi tuyển (kỳ thi phụ) với môn thi là môn chủ chốt (môn chuyên ngành) do Trường ĐH Y - Dược tổ chức để lấy kết quả làm tiêu chí bổ sung trước khi Hội đồng Tuyển sinh sau ĐH của ĐH Huế tiến hành xét tuyển.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

TIN MỚI

ngành quan hệ quốc tế Đại học Duy Tân
Return to top