ClockThứ Sáu, 03/03/2023 16:27

Tuyển sinh ĐH 2023: Thay đổi cách đăng ký xét tuyển nguyện vọng

Một điểm thí sinh cần lưu ý trong mùa tuyển sinh đại học năm nay là thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022.

Tuyển sinh 2023: Mở rộng phương thức xét tuyểnTuyển sinh đại học 2023: Thận trọng với cuộc đua mở ngànhChính thức bước vào Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPTChọn ngành theo dự báo thị trường lao động

leftcenterrightdel
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022Ảnh: Bích Huệ/TTXVN 

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giảm nhầm lẫn cho thí sinh, từ năm 2023, thí sinh chỉ cần đăng ký xét tuyển theo ngành, không cần đăng ký cả phương thức xét tuyển như năm 2022. Thí sinh có thể trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào vào ngành mình đăng ký nếu đủ điều kiện.

Đây là thông tin vừa được phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết tại Hội nghị Giáo dục Đại học 2023. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 3/3, tại Hà Nội.

Theo Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện hệ thống tuyển sinh để hạn chế các sai sót và bổ sung các dữ liệu liên quan theo các phương thức như điểm thi đánh giá năng lực, thi tư duy…

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ rút ngắn thời gian tuyển sinh so với năm 2022. Cụ thể, công tác tuyển sinh dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 14/8 để các cơ sở giáo dục đại học có thể khai giảng năm học mới từ tháng 9/2023.

Năm 2023, một số điểm đã quy định trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 sẽ lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng như quy định cộng điểm ưu tiên giảm dần đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30). Cụ thể cách tính điểm ưu tiên như sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định.

Cũng từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

TIN MỚI

tìm hiểu về ngành kế toán để theo học không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công trong tương lai của bạn.
Return to top