ClockThứ Tư, 11/01/2023 15:44

Vai trò người thầy được nâng cao

Những chiến công nổi bậtThầy giáo chủ nhiệmNgười thầy tâm huyết với khuyến học

Giáo viên phải ứng dụng công nghệ tốt trong dạy và học (ảnh minh họa). Ảnh: MC

Tôi vẫn còn nhớ trong dịch COVID-19, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để sử dụng các công cụ dạy trực tuyến. Thế nên, khi nói đến chuyển đổi số, nhiều người bày tỏ lo lắng khi cho rằng giáo viên phải ứng dụng công nghệ tốt trong dạy và học. Thực ra, chuyển đổi số trong giáo dục, không hẳn giáo viên phải thuần thục công nghệ thông tin mà còn rất nhiều thành tố khác, ví dụ như dữ liệu số, giao tiếp trên nền tảng số, nghiệp vụ sư phạm...

Nghĩa là, người thầy cần thay đổi quy trình, phương pháp giảng dạy, nhất là các dữ liệu số hóa theo các nguồn tư liệu có thể phân hóa và dễ dàng tạo ra các chương trình học cá nhân. Hiểu nôm na là, mỗi một câu hỏi, bài tập, video đều phải được chuẩn hóa và phải được xác nhận rằng nó sẽ giúp phát triển năng lực gì, phù hợp với đối tượng học nào, trong môi trường nào. Và giáo viên sẽ được tập huấn, bồi dưỡng để biết cách lựa chọn dữ liệu.

Theo ông Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, chuyển đổi số giáo dục phải tạo ra một hệ sinh thái chứ không phải một ứng dụng cho một mảng phạm vi công việc cụ thể. Giáo viên phải dùng rất nhiều công cụ và nhiều nền tảng khác nhau. Khi chuyển đổi số là bắt buộc để tạo ra phương thức giáo dục mới, giáo viên cần có năng lực cốt lõi là năng lực số. Chẳng hạn, dữ liệu như thế nào mới được gọi là dữ liệu số, trên nền tảng số cần giao tiếp thế nào cũng như cần có nghiệp vụ, chuẩn mực sư phạm ra làm sao... Năng lực số phải là năng lực tích hợp vào công việc của giáo viên hàng ngày.

Trước câu hỏi chuyển đổi số có khiến người thầy thất nghiệp, trong chuyển đổi số giáo dục vai trò của giáo viên không bao giờ mất đi mà còn được nâng cao hơn rất nhiều. Bởi, nhu cầu học tập của người học không còn dừng ở việc học kiến thức nữa mà để phát triển chiều sâu con người xã hội. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi lại quan điểm, nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, tập trung để phát triển con người xã hội cho người học chứ không chỉ trang bị kiến thức như trước đây. Hiện các trường, giáo viên đang tích cực bồi dưỡng không chỉ kiến thức mà còn kỹ năng nhận thức cho học sinh. Trong môi trường chuyển đổi số, người thầy sẽ giúp người học dễ dàng tiếp cận các dữ liệu kiến thức chuẩn hóa. Họ sẽ là người kiến tạo ra bài học từ những kiến thức được chuẩn hóa đó, giống như người đầu bếp khi có nguyên liệu sẽ tạo ra bữa ăn ngon.

Thực tế hiện nay, khả năng tiếp cận - sử dụng công nghệ giáo dục của học sinh và giáo viên vẫn còn hạn chế. Chưa kể, tình trạng thiếu thiết bị, chất lượng kết nối internet thấp. Hầu hết thiết bị đang hoạt động bình thường tại trường học đều dành cho học sinh, nhưng chỉ được 50% giáo viên thực sự sử dụng trong lớp học ít nhất một lần một tuần... Hiện tại, chỉ có những phần mềm truyền thống (như phần mềm trình chiếu và xử lý văn bản), trình duyệt được sử dụng ở một mức độ nhất định ở các trường. Còn các công cụ khác như trò chơi học tập kỹ thuật số, phần mềm cộng tác hoặc phần mềm vẽ/vẽ đồ thị vẫn chưa được sử dụng.

Vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận công nghệ số năng lực của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như: thái độ, động cơ, cảm xúc, giá trị đạo đức... Những thành tố này do chính giáo viên, học sinh, cộng đồng xã hội kiến tạo nên chứ chuyển đổi số không thể nào thay thế.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top