ClockThứ Hai, 18/11/2024 08:43
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Ta chọn làm thầyNgười thầy lan tỏa tình yêu với môn sửHạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024 với chủ đề "Hy vọng" 

Tham dự chương trình có lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện lãnh đạo một số ban, ngành Trung ương và hơn 400 thầy cô giáo đại diện cho hơn 1 triệu cán bộ quản lý, giáo viên trên cả nước.

Nhằm mang tới những câu chuyện cụ thể, dung dị mà xúc động, truyền cảm hứng trong “Thay lời tri ân năm” năm 2024, ê-kíp thực hiện đã đi tới nhiều tỉnh, thành phố như Hà Giang, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Gia Lai... để gặp gỡ nhân vật, thực hiện các phóng sự về các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, tận tâm, tận tụy với nghề, nỗ lực đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy học.

Cùng với đó, trong phần giao lưu trực tiếp với thầy giáo, cô giáo tại chương trình, khán giả cũng được nghe các thầy, cô giáo tâm sự, trải lòng về những năm tháng gắn bó với nghề dạy học, có sự vất vả, khó khăn, thách thức và có những niềm vui, trái ngọt, thành công…

Đó là hành trình đưa con chữ đến với bà con dân tộc H'Mông tại Trường tiểu học Phong Du Thượng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái); tủ bánh mỳ không đồng của thầy giáo Vũ Văn Tùng cho các học trò nghèo Trường tiểu học và trung học cơ sở Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)...

Đã gần 5 năm nay, thầy giáo Vũ Văn Tùng, giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở Đinh Núp trở nên gần gũi, quen thuộc với người dân xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (Gia Lai) bởi một tuần ba buổi dậy từ 4 giờ sáng đi 40km đến trường cùng thùng bánh mỳ cho học trò nghèo. Theo thầy Tùng, muốn các em đến trường học tập đầy đủ thì phải giải quyết cái ăn. Cũng từ ý nghĩa ấy mà quỹ "Tủ bánh mỳ không đồng” ra đời.

Thầy Tùng chia sẻ, trường đóng chân trên vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, 90% là người Ba Na, quá trình dạy chữ cho học sinh nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Hằng ngày, thầy phải lên tận rẫy để đón học sinh với hy vọng truyền cho các em niềm đam mê đến với con chữ, vì chỉ khi biết chữ mới mang lại hy vọng sau này cho các em.

Theo thống kê, cùng với việc lo bữa ăn sáng cho khoảng 200 học sinh mỗi tuần, từ năm 2021 đến nay, Quỹ “Tủ bánh mỳ không đồng” đã trao bảy con dê sinh sản, 15 con bò sinh sản trị giá hơn 200 triệu đồng cho 18 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Đinh Núp cùng các trường học trên địa bàn huyện Ia Pa, các vùng lân cận. Yêu quý, kính trọng thầy Tùng, già làng đặt tên thầy là “Đinh Tùng” với ý nghĩa người con mang họ của đồng bào Ba Na.

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đã từ nhiều năm nay, chương trình “Thay lời tri ân” được tổ chức, phát sóng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, là một món quà, là lời cảm ơn gửi đến các nhà giáo cả nước. Mỗi năm chương trình lựa chọn một chủ đề, gửi gắm một thông điệp và chủ đề năm nay là “Hy vọng”.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại chương trình 

Theo Bộ trưởng, giáo dục là nghề tạo dựng cho tương lai. Chúng ta hy vọng, tin tưởng vào những kết quả tốt đẹp do giáo dục mang lại cho từng người và cho các thế hệ; tin tưởng vào sự thay đổi ngày càng tốt đẹp hơn của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người thầy chính là lực lượng quyết định, biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng bày tỏ niềm tự hào lớn lao về các nhà giáo. “Từ trong chiều sâu của suy nghĩ, từ bề rộng của sự cảm nhận và tự đáy lòng mình, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô giáo, thầy giáo. Cảm ơn các thầy, cô giáo đã lựa chọn nghề dạy người, đã yêu người, yêu nghề hết mực. Cảm ơn các cô, các thầy luôn sống vui, sống mạnh mẽ và lạc quan, dẫu còn nhiều khó khăn thách thức”, Bộ trưởng bày tỏ.

Đất nước đang đứng trước vận mệnh tốt lành và thời cơ của sự phát triển lớn. Bộ trưởng mong toàn thể các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trường học tiếp tục cùng nhau gắng sức, tiếp tục thể hiện năng lực sáng tạo không giới hạn, tình yêu nghề và khả năng thích ứng, đổi mới của mình.

Thay mặt cho toàn thể ngành Giáo dục nói chung và các nhà giáo nói riêng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, xã hội đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục và đào tạo, tới lực lượng người làm giáo dục. Đồng thời, tri ân toàn thể nhân dân, các bậc phụ huynh vì đã tin tưởng, ủng hộ, đồng hành cùng ngành Giáo dục.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn

Sáng 25/9, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh là nạn nhân chất độc da cam của các huyện, thị xã, TP. Huế và trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn của 2 huyện Quảng Điền và Phú Lộc.

Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn
Tâm thế người thầy

Mới đầu hè, nhiều học sinh đã bày tỏ muốn có mùa hè bổ ích, không phải học thêm và được vui chơi. Nhiều phụ huynh quyết định cho con có những trải nghiệm thú vị suốt mùa hè. Họ biết, khi chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, ngành giáo dục đã chú trọng giảm tải cho người học.

Tâm thế người thầy
Return to top