ClockThứ Bảy, 20/11/2021 10:50

Gìn giữ và trao truyền cách làm bánh màu pháp lam

TTH - Chị Lê Thị Thanh Hương, ở Kim Long (TP. Huế) là một trong số ít những người còn biết và giữ cách làm bánh màu pháp lam trên địa bàn. Bởi, loại bánh có xuất xứ từ cung đình này đòi hỏi sự tỉ mẩn, từ công đoạn nhào bột, chọn các loại mứt, nhất là cách xếp hộp từ 6 mảnh ghép, mỗi mảnh một màu, sao cho hài hòa, vuông vức, đẹp mắt.

Có lợi thế là cháu chắt quan triều đình nhà Nguyễn, bà nội là chủ một hiệu bánh có tiếng xứ Huế thời trước nên chị Thanh Hương từ nhỏ đã được dạy cách làm rất nhiều loại bánh ngon, có xuất xứ từ cung đình, trong đó có bánh màu pháp lam.

“Sở dĩ có tên gọi là bánh màu pháp lam là bởi khuôn màu bên ngoài dùng làm hộp bánh được làm từ giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, với bảng màu chính trong nghệ thuật pháp lam. Ngày nay, một phần vì thị trường có quá nhiều sự lựa chọn, phần vì cũng không nhiều người được học cách làm bánh nên rất ít khi thấy bánh màu pháp lam trên thị trường”, chị Thanh Hương giải thích. Đó cũng là lý do chị quyết định dạy cách làm bánh cho những ai có nhu cầu.

Mời bạn đọc cùng trải nghiệm cách làm bánh màu pháp lam qua phóng sự ảnh của tác giả Trung Phan, khi anh cũng là một trong số ít những bạn trẻ có đam mê với loại bánh này!

Thừa Thiên Huế Cuối tuần

Các loại mứt để làm bánh, theo thị hiếu khách hàng mà cho thêm nhiều hay ít

Các loại mứt phải được trộn trên bếp lửa để bánh trong


Bột nếp được cho từ từ từng chút để bánh được đều

Tùy theo sở thích mà cắt dày hay mỏng

Hộp bánh được tạo thành từ 6 mảnh ghép nhỏ


Rất cầu kỳ và tỉ mỉ

Rồi cho vào hộp

Chị Hương đang hoàn thành chiếc bánh màu pháp lam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế

Với mục tiêu giúp hội viên nông dân (HVND) thoát nghèo bền vững, thời gian qua Hội Nông dân TP. Huế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giúp hội viên thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế, trở thành “cầu nối” giúp nhiều nông dân tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD).

Thay đổi tư duy, cách làm trong phát triển kinh tế
Người cao tuổi gìn giữ văn hóa

Với nhiều phương cách, người cao tuổi (NCT) đã không chỉ góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống mà còn phát huy để đời sống văn hóa địa phương ngày càng thêm phong phú, đa dạng.

Người cao tuổi gìn giữ văn hóa
Di sản Cố đô, ký ức & trao truyền

Cách đây 30 năm, Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi tên vào danh mục di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Di sản Cố đô, ký ức  trao truyền
Return to top