ClockThứ Hai, 27/05/2024 14:04

Hồng Thượng với nhiều cách làm giảm nghèo bền vững

TTH - Thực hiện công tác giảm nghèo, xã Hồng Thượng đã có nhiều giải pháp, nhóm biện pháp hay, phù hợp thực tế, giúp khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Nhờ đó, cuối năm 2023, xã Hồng Thượng đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 13,83% và ra khỏi danh sách 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% của huyện A Lưới.

Hơn 6 ngàn vị trí việc làm đang chờ người lao độngHỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho hộ nghèoPhấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9 %

 Các hộ nghèo tham gia tập huấn mô hình sản xuất để thoát nghèo

Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, Hồng Thượng đã triển khai nhiều nhóm biện pháp mang lại kết quả tốt như: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ đào tạo nghề, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất...

Địa phương đã quan tâm thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo được hưởng các quyền lợi và giúp đỡ hộ gia đình nghèo thoát nghèo, thực hiện tốt phương châm "không để hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn nào mà không có tổ chức hỗ trợ". Đặc biệt không để hộ nào rơi vào hoàn cảnh cùng cực mà không có tổ chức nào phát hiện, giúp đỡ, góp phần thực hiện phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025.

Thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh gia súc, gia cầm cho 20 lao động. Ngoài ra, xã còn cung cấp các thông tin tuyển dụng lao động của các công ty trên địa bàn tỉnh cũng như các công ty ngoài tỉnh để lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tìm hiểu. Đến nay, có hơn 200 lao động tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ngoại tỉnh. Hàng chục lao động cũng được giải quyết việc làm trong lĩnh vực du lịch dịch vụ từ việc tận dụng bãi bồi A Sáp vào mùa nắng để phát triển du lịch và từ dịch vụ homestay.

Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể đã chủ động phối hợp với các ngành tập huấn khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho các hội viên, hộ gia đình, góp phần giúp các hội viên, hộ gia đình phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã xuất hiện nhiều hội viên, hộ gia đình điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng.

Không chỉ tập trung vào phát triển sinh kế, UBMTTQ Việt Nam xã và các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" bằng những việc làm cụ thể như đóng góp quỹ vì người nghèo, các hoạt động từ thiện, nhân đạo...

Qua công tác tuyên truyền đã giúp người dân biết được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong công tác tham gia giám sát các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, tự tổ chức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình để thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Các hộ gia đình chủ động vượt khó vươn lên thoát nghèo còn quay lại giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác sản xuất kinh doanh, làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, không tái nghèo.

Theo ông Lê Ngọc Tĩnh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện A Lưới, nhờ sự quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội, nên cuối năm 2023, xã Hồng Thượng và xã Hồng Bắc là 2 trong 13 xã nghèo của huyện A Lưới giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 25%. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 35,04% năm 2021 xuống 13,83% vào cuối năm 2023. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Hồng Thượng giảm còn khoảng 4,42%, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu Quốc gia

Ngày 4/7, UBND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về tình hình thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi làm việc.

Đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu Quốc gia
Dân vận xóa đói, giảm nghèo ở Lâm Đớt

Với hình thức liên kết sản xuất theo nhóm hộ gia đình và huy động các nguồn lực chung tay giúp đỡ người dân, xã Lâm Đớt (A Lưới) đang phấn đấu đạt mục tiêu giảm 150 hộ nghèo trong năm nay.

Dân vận xóa đói, giảm nghèo ở Lâm Đớt
Vươn lên từ “Chỉ thị 40”

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TW Đảng (Chỉ thị 40) thật sự là “làn gió mới” hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Vươn lên từ “Chỉ thị 40”
Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo

“Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” và “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” là 2 dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân, thực hiện các mô hình vẫn còn chậm, chưa nhiều.

Chậm triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế giảm nghèo
Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), TP. Huế triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.

Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top