ClockThứ Bảy, 11/06/2016 05:56

Khó chọn và chọn khó

TTH - Thất nghiệp, việc làm không ổn định, song rất nhiều lao động vẫn không muốn tham gia sàn giao dịch việc làm. Đã đến lúc, cần đưa sàn giao dịch việc làm vào các trường đại học để kết nối, tư vấn cho người lao động và doanh nghiệp gặp nhau nhằm nâng cao nguồn lao động có chất lượng.

Tư vấn tuyển dụng việc làm cho sinh viên tại Trường đại học Y Dược Huế. Ảnh: Ngọc Hà

Lực lượng lao động đến tìm việc tại các phiên giao dịch thường là những người trẻ, định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Họ thường hay nhảy việc và ít kiên trì theo đuổi công việc. Kỹ năng tìm việc làm vẫn còn hạn chế, nên chưa chủ động trông tìm việc làm, chủ yếu là thông qua các mối quan hệ để xin việc. Nhiều lao động đến sàn giao dịch việc làm với mục đích thăm dò, tìm hiểu cách thức phỏng vấn xin việc, lấy kinh nghiệm là chủ yếu chứ không thật sự tìm việc. Người lao động vẫn còn thói quen đến là vào việc ngay và nếu không phù hợp thì chuyển công việc khác.. Có nhiều người đến các sàn giao dịch việc làm hàng chục lần nhưng vẫn không tìm được công việc ưng ý. Có người có bằng cấp chuyên môn nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng thực hành, điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Một sự “lệch pha” phổ biến nữa giữa người đi xin việc và nhà tuyển dụng là về mức lương. Tại sàn giao dịch việc làm, không ít nhà tuyển dụng tỏ ra bất ngờ, khi nhiều người mới ra trường, chưa hề có kinh nghiệm, đã yêu cầu mức lương cao.

Vẫn còn nhiều người lao động chưa có thói quen tìm hiểu thông tin thị trường lao động, các quyền lợi được hưởng khi tham gia lao động trước khi quyết định việc làm để đảm bảo tìm được việc làm phù hợp với trình độ, kỹ năng của mình. Nhiều người chuẩn bị hồ sơ xin việc rất sơ sài, có khi nộp để thăm dò, tìm hiểu cách thức phỏng vấn xin việc lấy kinh nghiệm chứ không thật sự có nhu cầu tìm việc. Nhiều trường hợp lao động nộp hồ sơ, tham gia phỏng vấn, trúng sơ tuyển, nhưng khi doanh nghiệp gọi đi làm lại từ chối. Do đó, dù lao động đến tìm việc đông, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tuyển lao động đáp ứng yêu cầu.

Về phía người lao động, khó khăn mà họ gặp phải là thiếu thông tin cụ thể về vị trí tuyển dụng. Doanh nghiệp thường đưa ra tên vị trí việc làm, nếu có mô tả thì cũng rất sơ sài. Khi bắt tay vào công việc, thực tế thường khác rất nhiều. Chính vì vậy, rất nhiều lao động tìm việc qua các sàn giao dịch phải thường xuyên “nhảy việc” vì không phù hợp. Trong gần 10 năm, mở ra trên 160 phiên giao dịch việc làm; tuy nhiên, mỗi phiên có khoảng 500 lượt người tham dự. Hiệu quả kết nối qua các sàn giao dịch việc làm chỉ đạt 20 - 30%.

Đa phần lao động tới sàn giao dịch việc làm đều là lao động phổ thông hoặc lao động mới ra trường. Đây lại không phải đối tượng mà doanh nghiệp “nhắm” tới.

Để có nguồn lao động có chất lượng, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp chủ động kết nối với các trường đại học trên địa bàn để tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên. Mỗi lao động nên tự tìm hiểu thêm qua mạng, sách báo…về tình hình thị trường và Bộ luật Lao động để biết rõ vị trí cũng như quyền lợi. Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho hay: “Chúng tôi không ngồi một chỗ để người lao động và doanh nghiệp tự đến sàn giao dịch việc làm.Trung tâm đã hỗ trợ tích cực cho người lao động những kỹ năng tìm  việc làm, thậm chí hồ sơ xin việc được chuẩn bị khá đầy đủ, thuyết phục. Sau đó, mời các doanh nghiệp có chất lượng  tham gia để đa dạng hóa các loại hình tìm việc làm”.

Cách làm này không phải “Cưỡi ngựa xem hoa” khi sàn giao dịch việc làm được tổ chức tại các trường đại học kéo dài trong vòng 10 ngày, đều đặn diễn ra hàng tháng. Có rất nhiều vị trí hấp dẫn, phù hợp với các ngành nghề đào tạo để giúp sinh viên chọn lựa và ngược lại. Giải pháp này được xem là khá hiệu quả để giải quyết tình trạng sinh viên thất nghiệp tràn lan, quay lại học nghề để làm lao động phổ thông. Đó cũng là sự cần thiết để sàn giao dịch việc làm thu hút nhiều đối tượng, nhiều doanh nghiệp đến sàn.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Return to top