Không ai sống sót trong vụ rơi máy bay Indonesia!
TTH.VN - Lực lượng cứu hộ Indonesia sáng nay (18/8) đã tiếp cận được với khu vực máy bay của hãng Trigana đâm vào núi. Báo cáo ban đầu cho biết, toàn bộ 54 người trên chiếc ATR 42-300 đều đã thiệt mạng!
Sáng nay (18/8), sau nhiều giờ len lỏi giữa những cánh rừng rậm rạp và vượt qua nhiều ngọn núi hiểm trở, lực lượng cứu hộ Indonesia đã tiếp cận được với hiện trường vụ tai nạn vào lúc 9h30 (giờ địa phương). Quang cảnh nơi đây vô cùng tang thương với xác người cháy đen nằm rải rác bên cạnh những mảnh vỡ của chiếc máy bay.
![]() |
Hiện trường vụ rơi máy bay nhìn từ trên cao |
Phát biểu với báo chí, ông Heronimus Guru - phó giám đốc cơ quan điều phối tìm kiếm, cứu nạn quốc gia Indonesia - xác nhận, toàn bộ 54 người có mặt trên chiếc máy bay đã tử nạn.
Hiện tại trực thăng cứu nạn đã được điều tới khu vực tỉnh Papua, phía đông nước này để chuẩn bị đưa thi thể nạn nhân. Song song với đó, lực lượng cứu hộ cũng bắt tay vào tìm kiếm hộp đen của chiếc máy bay, vốn được thiết kế để ghi lại toàn bộ dữ liệu hành trình, từ đó giới chức Indonesia có cơ sở tìm hiểu nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn.
Chuyến bay của hãng hàng không nội địa Trigana Air, mang số hiệu TGN267, chở theo 54 người, trong đó có 5 em nhỏ cùng 5 thành viên của phi hành đoàn, cất cánh từ sân bay Sentani, Jayapura, thủ phủ tỉnh Papua và dự kiến hạ cánh tại Oksibil, phía nam Jayapura chiều 16/8 vừa qua.
Tuy nhiên, 10 phút trước khi tới sân bay Oksibil, chiếc ATR bất ngờ mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Giới phân tích lo ngại, chiếc máy bay này có thể đã đâm vào núi do đây là khu vực có địa hình phức tạp với núi và rừng rậm cùng sương mù thường xuyên bao phủ.
Vào thời điểm gặp nạn, chiếc máy bay còn chở theo gần nửa triệu USD để tới hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở khu vực này.
Trong ngày hôm qua (17/8), người dân địa phương cung cấp thông tin quý giá khi khẳng định nhìn thấy một chiếc máy bay bay rất thấp gần ngọn núi nơi đây, cách sân bay Oksibil khoảng 15 km. Ngay lập tức lực lượng cứu hộ đã lên đường tới khu vực bằng cả 2 hướng đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, do thời tiết rất xấu khiến việc cứu hộ phải tạm hoãn cho tới sáng nay.
Hiện tại, các quan chức hàng không Indonesia đang đau đầu tìm lời giải cho câu hỏi vì sao không có bất cứ một cuộc gọi hay tín hiệu nguy cấp nào được phi hành đoàn gửi đi khi máy bay gặp nạn?
![]() |
Hãng Trigana bị cấm bay tại châu Âu vì không đủ độ an toàn |
Theo chuyên gia phân tích hàng không Mary Schiavo của đài CNN, rất có thể tổ bay đã không lường trước hết mức độ phức tạp của địa hình cũng như thời tiết nơi đây dẫn tới trở tay không kịp.
Nguồn tin từ Indonesia cho biết, Papua là khu vực có thời tiết đặc biệt phức tạp. Do có địa hình núi cao và gần biển nên lượng khí ẩm nơi đây rất lớn, kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, luôn tạo ra những màn sương dày đặc bao phủ.
Công tác cứu hộ cũng gặp rất nhiều khó khăn do nơi đây chỉ có một, hai tuyến đường huyết mạch nối các thị trấn và bản làng. Để đến được hiện trường chỉ có 2 cách là đường hàng không và đường thủy. Nếu đi đường bộ có thể mất tới vài tháng! Cho nên dù muốn hay không, công tác cứu hộ cũng không thể đẩy nhanh tại khu vực này.
Sau vụ tai nạn thảm khốc này, người ta mới có dịp "mổ xẻ" độ an toàn của hãng hàng không Trigana nói riêng và hàng không Indonesia nói chung. Theo thông tin từ trang web theo dõi các chuyến bay trên toàn cầu, hãng Trigana từng 19 lần gặp sự cố nghiêm trọng kể từ năm 1992. Tại châu Âu, hãng Trigana bị cấm bay từ năm 2007 vì lý do không đủ độ an toàn khi bay qua không phận của khu vực này.
Như vậy, đây là vụ tai nạn hàng không tồi tệ thứ 3 xảy ra với hàng không Indonesia chỉ trong vòng chưa tới 8 tháng qua. Hồi tháng 12, chuyến bay QZ8501 của hãng Air Asia cũng gặp nạn và rơi xuống biển Java khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia tới Singapore. 162 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Hồi tháng 6 vừa qua, một chiếc máy bay vận tải quân sự Indonesia cũng gặp sự cố và lao xuống đất sau khi vừa cất cánh tại thành phố Medan, khiến 135 người tử nạn.
Theo Vnmedia
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu