“Khủng hoảng tị nạn là hậu quả của chính sách yếu kém, ISIS và biến đổi khí hậu”
TTH.VN - Theo tin từ hãng thông tấn Sputnik, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau đoàn kết để tìm ra một giải pháp toàn cầu nhằm ổn định tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông, đẩy mạnh hợp tác chống lại lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) và thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững.
Hơn nửa triệu người đã đến châu Âu trong năm 2015 để chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo. Ảnh: Sputnik
Cuộc khủng hoảng người tị nạn nghiêm trọng đang diễn ra ở châu Âu hiện nay được gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm các chính sách chính trị yếu kém, sự biến đổi khí hậu và mối đe dọa ngày càng tăng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS đối với thế giới, Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto ngày hôm qua (3/10) nhận định.
"Một trong những lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn chính là đã có một loạt các quyết định chính trị quốc tế tồi tệ, không chỉ riêng của châu Âu. Một lý do khác là lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) đã chiếm thêm được nhiều vùng lãnh thổ khác và phải nhìn nhận một cách trung thực thì, chúng ta chỉ mới đạt được một số thành công rất hạn chế trong quá trình chiến đấu chống lại lực lượng ISIS ", Ngoại trưởng Szijjarto cho biết trong phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Nhà ngoại giao hàng đầu này cũng nói thêm rằng, cộng đồng thế giới cần phải nỗ lực để chống lại sự biến đổi khí hậu, vì điều đó sẽ dẫn đến việc mực nước biển dâng cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lương thực, kéo theo hậu quả là những làn sóng di cư mới.
Qua đó, Ngoại trưởng Szijjarto kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau tìm ra một giải pháp toàn cầu để ổn định tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông, đẩy mạnh sự hợp tác trong cuộc chiến chống IS và thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững.
Hơn nửa triệu người đã đến châu Âu từ đầu năm 2015 đến nay nhằm chạy trốn chiến tranh và nghèo đói ở châu Phi và Trung Đông, theo ước tính của Ủy ban châu Âu EC.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & Skynews)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3