ClockThứ Ba, 20/12/2022 06:45

2023 - Năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển

TTH - Trong năm 2022, có 14/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,56%, vượt kế hoạch (kế hoạch 6,5-7,5%). Đây là mức tăng trưởng khá so với các tỉnh miền trung.

Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạchHơn 10.450 lao động được giải quyết việc làm mới

Hiện tỉnh vẫn thiếu những doanh nghiệp đầu tư có tính đột phá, dẫn dắt, tạo giá trị gia tăng

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức tăng trưởng mặc dù cao nhưng chưa đạt kỳ vọng, vẫn chưa có doanh nghiệp (DN) lớn đầu tư có tính đột phá, dẫn dắt, tạo giá trị gia tăng.  

Còn nhiều hạn chế

Theo Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Chí Tài, năm 2022 kinh tế - xã hội có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại, tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP có gia tăng, tuy nhiên quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ; lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng âm, trong đó trồng trọt bị ảnh hưởng sâu rộng của thiên tai, bão lũ; lĩnh vực du lịch có chiều hướng phục hồi nhưng còn chậm. Tình hình triển khai một số dự án (DA) ngoài ngân sách còn chậm so với tiến độ đăng ký, ảnh hưởng đến việc tạo ra năng lực sản xuất mới.

Cùng với đó, quy trình thủ tục thực hiện DA đầu tư còn nhiều vướng mắc, chồng chéo về quy hoạch, về đất đai, định giá đất. Công tác rà soát thu hồi các DA không có khả năng triển khai chưa quyết liệt. Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, chất lượng đồ án quy hoạch chưa đảm bảo, tính khả thi chưa cao. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết còn thấp, tiến độ lập đồ án quy hoạch tỉnh còn chậm. Công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các DA còn gặp nhiều vướng mắc, chậm trễ.

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi xuất khẩu tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

“Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp chưa đồng bộ, hạ tầng cụm công nghiệp chưa được các địa phương chú trọng đầu tư. Chưa có nhiều DN đầu tư có tính đột phá, dẫn dắt, tạo giá trị gia tăng... góp phần tăng trưởng quy mô, ổn định nền kinh tế. Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đã ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư do phải lựa chọn các DA đầu tư phù hợp, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như các DA công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao,... dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư” - ông Nguyễn Chí Tài chia sẻ.

Tăng tốc, tạo bứt phá

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, năm 2023 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tỉnh xác định đây là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.

“Việc đòi hỏi nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển để đạt mục tiêu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương rất lớn, nhất là nguồn lực ưu tiên phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và sản xuất nông nghiệp,… đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết liệt, năng động, sáng tạo hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu hoàn thành, đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nêu quyết tâm. 

Do đó, năm 2023 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. Hoàn thành các chương trình, đề án, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong năm 2023, tỉnh ưu tiên đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển DN. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách gắn với nâng cao hiệu quả quản lý. Phát triển văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân và DN.

Với tinh thần, ý chí quyết tâm cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và Nhân dân toàn tỉnh, tin tưởng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố về tăng trưởng kinh tế năm 2022 khu vực miền Trung: Thanh Hóa tăng 12,51%; Quảng Nam tăng 11,22%; Khánh Hòa tăng 20,7%; Quảng Trị tăng 7,17%; Đà Nẵng tăng 14,05%; Quảng Ngãi tăng 8,08%; Bình Định tăng 8,57%; Phú Yên tăng 7,46%; Quảng Bình tăng 7,96%; Nghệ An tăng 9,08%; Bình Thuận tăng 7,75%; Hà Tĩnh giảm 3,98%; Ninh Thuận giảm 7,42%. Theo UBND tỉnh, sở dĩ các tỉnh có tăng trưởng cao là do năm 2021 các tỉnh này tăng trưởng thấp hoặc tăng trưởng âm.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top