ClockThứ Bảy, 27/05/2023 10:20

5 tháng, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 962 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, tăng 66,4% về số dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đăng ký trong 5 tháng đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng thời điểm năm 2022.

Dòng vốn FDI mới tăng mạnh trở lại Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản tăng cạnh tranh trong thu hút FDIFDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

leftcenterrightdel
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản) tại khu công nghiệp, đô thị VSIP Hải Phòng. Ảnh (tư liệu): Danh Lam/TTXVN 

"Tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới. Trong khi đó, các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng vào năm 2024", Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Cụ thể, tính đến ngày 20/05/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,86 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 10,6 điểm phần trăm so với 4 tháng đầu năm.

Dù thu hút vốn đầu tư FDI 5 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái song mức giảm đã được thu hẹp khi vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 962 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 66,4% so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt hơn 5,26 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ và 1.278 giao dịch góp vốn mua cổ phần, giảm 5,6% so với cùng kỳ nhưng tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,32 tỷ USD, tăng 67,2% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trái ngược với đà tăng của vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần, vốn tăng thêm lại giảm khá mạnh khi có 485 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 22,8% so với cùng kỳ với tổng vốn đầu tư tăng thêm chỉ gần 2,28 tỷ USD, giảm 59,4% so với cùng kỳ.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,64 tỷ USD, chiếm 61,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỷ USD, chiếm hơn 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,16 tỷ USD, giảm 61,3% và gần 481 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,53 tỷ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,1 tỷ USD, chiếm gần 19,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,2 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,61 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư, tăng 41,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc...

Tuy vậy, xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả nước về số dự án mới (chiếm 17,4%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,2%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 28,5%).

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đáng chú ý, 5 tháng đầu năm, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 7,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng tăng 0,4 điểm phần trăm so với 4 tháng đầu năm.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ít nhà đầu tư nông nghiệp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2022, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1,35% trong tổng số DN đang hoạt động.

Ít nhà đầu tư nông nghiệp
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16/6/2023 thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 90 của Chính phủ
KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NHẬT BẢN (21/9/1973 - 21/9/2023):
Nhật Bản - Đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Thừa Thiên Huế - Bài 1: Ấn tượng nguồn tài trợ ODA và dòng vốn FDI

Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, mà còn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Thừa Thiên Huế. Nhiều dự án (DA) hoạt động khá hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế và đóng góp ngân sách ổn định hàng năm cho tỉnh.

Nhật Bản - Đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Thừa Thiên Huế - Bài 1 Ấn tượng nguồn tài trợ ODA và dòng vốn FDI
Hàn Quốc: Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện

Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc ngày hôm nay (15/9) cho biết, tình trạng suy thoái của nền kinh tế Hàn Quốc dường như đang dần hạ nhiệt, nhờ các dấu hiệu của sự phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù sự biến động về giá nguyên liệu thô toàn cầu được xem là một mối đe dọa.

Hàn Quốc Suy thoái kinh tế hạ nhiệt nhờ xuất khẩu cải thiện
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định

Trong tuyên bố mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 và 2024, cùng với lời giải thích rằng có những lý do cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn dự kiến, bất chấp những trở ngại như lãi suất cao và lạm phát tăng cao.

OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định
Return to top