ClockThứ Sáu, 01/07/2022 08:04

6 tháng đầu năm, thu ngân sách tăng 17,6% so với cùng kỳ

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác thuế năm 2022 của Tổng cục Thuế, kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 do ngành thuế quản lý ước đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán pháp lệnh, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế đạt hơn 46% dự toánĐẩy mạnh thu ngân sách nhà nướcGiám sát hiệu quả nguồn vốn vay

Hội nghị sơ kết công tác thuế năm 2022 của Tổng cục Thuế.

60/63 địa phương thu ngân sách đạt trên 50% dự toán

Theo Tổng cục Thuế, thu từ dầu thô ước đạt 34.116 tỷ đồng, bằng 121% so với dự toán; thu nội địa ước đạt 741.145 tỷ đồng, bằng 64,6% so với dự toán, bằng 115,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Toàn ngành có 60/63 địa phương có số thu đạt trên 50% dự toán, trong đó có một số địa phương thu 6 tháng tăng cao như: Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh.

Đáng chú ý, thu từ hoạt động kinh doanh có mức tăng trưởng khá, trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 56,8%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 56,6%; khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ước đạt 67,6%.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt khá là do tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2022 đang dần hồi phục, cùng với đó, cơ quan thuế đã thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn, tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngành thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp thu, theo đó, ngay từ những ngày đầu năm 2022, Tổng cục Thuế đã phát động trong toàn ngành phong trào thi đua phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.

Về công tác quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài, ngày 21/03/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức công bố và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế từ bất cứ đâu trên thế giới thông qua Cổng. Đến nay, đã có 23 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việt Nam, tổng số thuế khoảng 2,4 triệu USD.

Tổng cục Thuế cũng cho biết, đến nay, dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ trên 99% số doanh nghiệp đang hoạt động.

Trong 6 tháng đầu năm ngành thuế đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho cá nhân. Tính riêng giao dịch nộp lệ phí trước bạ ô-tô, xe máy trên cả nước qua hình thức ibanking và mobile banking đã có 166.690 giao dịch tính từ 1/1 đến 14/6/2022. Đến nay, đã có 65.813 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile, 56.036 tài khoản đăng ký giao dịch, 40.661 giao dịch qua ngân hàng thương mại với tổng số tiền trên 231 tỷ đồng.

Phủ sóng hóa đơn điện tử đến 100% doanh nghiệp

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm của ngành thuế trong năm 2021 và năm 2022, để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thận trọng, từng bước vững chắc, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện triển khai hóa đơn tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định từ tháng 11/2021.

Trên cơ sở thành công của việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1, ngày 21/4/2022, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tiếp tục tổ chức Lễ công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc.

Đến ngày 26/6/2022, cả nước đã có 99,7% doanh nghiệp đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử và 64.811 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định với số lượng hóa đơn điện tử đã được phát hành là khoảng 511 triệu hóa đơn.

Trên tinh thần quyết tâm cao và bằng nhiều biện pháp đồng bộ, thống nhất, ngành thuế quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử đảm bảo đúng tiến độ, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành thuế nói riêng và ngành tài chính nói chung, hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Đồng hành trong quyết toán thuế

Ngày 21/3, Cục Thuế tỉnh tổ chức chương trình hỗ trợ quyết toán thuế năm 2023 tại bộ phận một cửa của cơ quan Cục Thuế tỉnh.

Đồng hành trong quyết toán thuế
Quyết toán thuế năm 2023: Không để “dồn toa” vào phút cuối

Người nộp thuế cần thực hiện các thủ tục quyết toán thuế sớm, tránh tập trung nộp hồ sơ vào thời điểm cuối kỳ quyết toán để giảm thiểu những vấn đề phát sinh là kinh nghiệm trong hỗ trợ quyết toán thuế của bà Âu Thị Nguyệt Liên, Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh.

Quyết toán thuế năm 2023 Không để “dồn toa” vào phút cuối

TIN MỚI

Return to top